Cuộc sống sau cái chết là chuyện cổ tích

Nhà vật lý Stephen Hawking nổi tiếng gần đây đã giải thích niềm tin của ông rằng không có Chúa và con người do đó nên tìm cách sống có giá trị nhất mà họ có thể khi ở trên Trái đất.

Nhà văn Ian Sample của tờ The Guardian đã hỏi Hawking xem ông có sợ cái chết hay không trong một câu chuyện được xuất bản hôm 15/5. Và đây là câu trả lời của ông:

“Tôi đã sống với nguy cơ về một cái chết sớm suốt 49 năm qua. Tôi không sợ chết, nhưng tôi không vội vàng để chết. Tôi có rất nhiều điều muốn làm trước tiên. Tôi coi bộ não như một máy tính mà nó sẽ ngừng làm việc khi các bộ phận của nó hỏng hóc. Không có thiên đàng hay thế giới bên kia cho những chiếc máy tính bị hỏng, đó là một câu chuyện cổ tích cho những người sợ bóng tối”.

Cuốn sách “Lược sử thời gian" của Hawking xuất bản năm 1988 đã bán được 9 triệu bản và trong đó Hawking đã đề cập đến Chúa trời một cách ẩn dụ như là một lực lượng mà hoàn toàn có thể giải thích về sự sáng tạo của vũ trụ.

Nhưng đến năm 2010, Hawking đã nói với Diane Sawyer rằng, "khoa học sẽ giành chiến thắng" trong một trận chiến với tôn giáo "bởi vì nó hoạt động".

"Những gì có thể định nghĩa về Chúa trời [là một quan niệm về thiên tính] là hiện thân của các quy luật tự nhiên. Tuy nhiên, đây không phải là điều mà hầu hết mọi người sẽ nghĩ rằng đó là Chúa", Hawking nói với Sawyer. "Họ đã tạo ra loài giống con người với những người mà ai đó có thể có mối quan hệ cá nhân. Khi bạn nhìn vào kích thước rộng lớn của vũ trụ và sự không đáng kể đến nhường nào của cuộc sống tình cờ của con người trong đó, điều đó dường như là điều không thể nhất".

Cuốn sách mới nhất của Hawking, "The Grand Design" đã thách thức lý thuyết của Isaac Newton rằng, hệ mặt trời có thể đã không được tạo ra nếu thiếu Chúa. "Bởi vì có một quy luật như trọng lực, vũ trụ có thể và sẽ tạo ra chính nó từ không có gì. Sự sáng tạo tự phát là lý do có cái gì đó hơn là không có gì, tại sao vũ trụ tồn tại, tại sao chúng ta tồn tại. Không cần thiết gọi đức Chúa trời để… sắp đặt vũ trụ", ông viết.

Hawking đã được chẩn đoán mắc bệnh thoái hóa Lou Gehrig ở tuổi 21. Ông đã mất đi sức mạnh của mình về lời nói và trong nhiều thập niên, ông đã nói chuyện thông qua một bộ tổng hợp giọng nói điện tử. Thiết bị này đã cho phép ông tiếp tục nghiên cứu của mình và đạt được tấm bằng nghiên cứu cao nhất ở Cambridge, mà trước đây được giữ bởi Newton. Lý thuyết nổi tiếng nhất của ông là giải thích cách các hố đen phát ra bức xạ, theo tờ The Guardian.

Vậy nếu tất cả mọi người có số mệnh phải tắt nguồn giống như các máy tính khi kết thúc cuộc sống của họ, con người cần phải làm những gì để sống cho có ý nghĩa?

"Chúng ta phải tìm giá trị lớn nhất trong hành động của chúng ta", Hawking nói với tờ báo.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất