Đã bao giờ bạn thắc mắc bút chì 2B hay HB có nghĩa gì không?

Có thể nói bút chì là niềm yêu thích của họa sĩ.

Học sinh, sinh viên hẳn rằng không còn xa lạ gì với bút chì 2B, là vật càng không thể thiếu đối với những ai học mỹ thuật.

Có thể bạn chưa biết, bút chì được phân loại theo độ cứng của lõi.

Bút than chì nói chung được chia thành 18 cấp độ cứng như 6B, 5B, 4B, 3B, 2B, B, HB, F, H, 2H, 3H, 4H, 5H, 6H, 7H, 8H, 9H, 10H… Chữ số phía trước chữ cái cho biết bút chì cứng hơn hoặc mềm hơn tương ứng. Ngoài ra, còn có các loại bút có chất chì mềm 7B, 8B, 9B đáp ứng các nhu cầu đặc biệt như hội họa.

Mỗi loại bút chì thể hiện sắc thái khác nhau

Mới đây, một bức vẽ của nữ họa sĩ người Nhật Bản, Haruna Tokimatsu đã cho mọi người cảm nhận trực quan hơn về sự khác biệt giữa các loại bút chì.


Cảm nhận trực quan hơn về sự khác biệt giữa các loại bút chì.

"Loại bút chì được sản xuất bởi hãng Staedtler, so sánh sự khác nhau từ 8H đến 8B". Trên Twitter của Haruna (@tokima_t), cô đã sử dụng một bức ảnh để chỉ ra sự khác biệt giữa bút chì 8H và 8B.

Haruna tìm thấy những chiếc bút chì này trong số đồ đạc của ông nội chồng cô, có tuổi đời khoảng 30 năm.

"Ông nội của chồng tôi là một họa sĩ và đã để lại rất nhiều bút chì hãng Staedtler. Khi tôi sử dụng những chiếc bút chì này và bút chì của tôi, tôi thấy rằng mình có thể vẽ những màu đen 'sặc sỡ'. Vì vậy, tôi đã vẽ một bức tranh minh họa để so sánh chúng. Sau đó, tôi đã rất ngạc nhiên về sự khác biệt trong bức vẽ".


Trong cách vẽ của cô, tuy đường nét giống nhau nhưng nếu nhìn kỹ thì bạn có thể phát hiện mỗi nhân vật bên trong đều khác hẳn.

Haruna cho biết những người thích vẽ không còn xa lạ gì với bút chì Staedtler, cô cũng từng sử dụng loại bút chì này khi tham gia kỳ thi tuyển sinh Đại học Mỹ thuật.

Haruna Tokimatsu sinh năm 1984 tại Chiba (Nhật Bản), tốt nghiệp Đại học Nghệ thuật Tama năm 2007, chuyên ngành sơn dầu. Cô thường vẽ tác phẩm ghi lại những khoảnh khắc đời thường trong cuộc sống hàng ngày và rất giỏi vẽ bằng bút chì, cũng không cần phác thảo. Trong cách vẽ của cô, tuy đường nét giống nhau nhưng nếu nhìn kỹ thì bạn có thể phát hiện mỗi nhân vật bên trong đều khác hẳn. Haruna hy vọng sẽ sử dụng những điểm khác biệt như vậy để phản ánh thế giới nội tâm của những người thờ ơ đối mặt với thế giới.


"Cô độc"


"Tay trái tay phải"

"Ban đầu, tôi thường vẽ người như thế này. Bản thân những nhân vật này không được phân định giới tính hay tuổi tác, họ chỉ được xem là 'con người'. Tôi thích vẽ những người năng động, vì vậy tôi chọn trang phục đơn giản thường ngày, nhờ đó có thể sử dụng đường nét cơ thể để thể hiện ý nghĩa".

Haruna đã vẽ bằng bút chì gỗ và bút chì kim bấm gần 15 năm. Mới đây, cô phát hiện rằng nếu sử dụng bút chì 8H vẽ tranh thì càng thú vị hơn.


Nếu sử dụng bút chì 8H vẽ tranh thì càng thú vị hơn.

Trong những bài đăng trên Twitter của Haruna, nhiều người chia sẻ sở thích cá nhân đối với bút chì.

"H dễ sử dụng vì không cần đè bút mạnh".

"Tôi thích sử dụng 4B vì rất dễ ăn chì trên giấy, tôi có thể viết một cái gì đó ngay cả khi đang ngủ".

"Tôi đã sử dụng F ở thời trung học và sau đó bắt đầu tập tành vẽ vời. Thậm chí tôi còn không biết mua bút chì Staedtler ở đâu".

Sự ra đời của bút chì

Lịch sử của bút chì thực sự rất lâu đời và việc phát hiện ra than chì là chìa khóa cho sự ra đời của bút chì.

Bút chì có nguồn gốc từ thời La Mã cổ đại cách đây hơn 2.000 năm. Khi đó cây bút chì còn rất đơn giản, chỉ là một thanh chì hay thậm chí là một khối chì nằm trong ống kim loại.

Bút chì hiện đại ra đời ở Anh vào thế kỷ 16. Năm 1564, một khoáng chất màu đen có tên là graphit được phát hiện tại Borrowdale. Graphit có thể để lại dấu vết màu đen bóng trên giấy như than, vì vậy người ta gọi graphit là "than chì".


Ruột bút chì.

Vì than chì rất mềm và giòn nên cần phải có khung đỡ. Ban đầu, các thanh than chì được quấn bằng sợi dây. Sau đó, người ta cho than chì vào thanh gỗ rỗng ruột, từ đó bút chì có vỏ bằng gỗ đã ra đời.


 Người ta cho than chì vào thanh gỗ rỗng ruột, từ đó bút chì có vỏ bằng gỗ đã ra đời.

Sau đó, Pháp cũng đã tìm ra các mỏ than chì, tuy nhiên chất lượng không cao và trữ lượng cũng ít. Nhà khoa học người Pháp, Auguste Comte trộn đất sét vào than chì và nung trong lò để tạo ra một chiếc bút chì vừa dễ sử dụng vừa bền. Độ cứng của chì thay đổi tùy thuộc vào tỷ lệ đất sét kết hợp với than chì.

Chúng ta thường thấy các chữ cái như B và HB được đánh dấu trên đầu bút chì. Nó cho biết độ cứng và độ đậm nhạt của lõi bút chì. B là độ đậm nhạt và H là độ cứng, vì vậy HB là loại chì bút chì có độ cứng và độ đậm vừa phải, thích hợp để viết.

Năm 1662, thành phố Nuremberg (Đức) là nơi ra đời của chiếc bút chì được sản xuất quy mô lớn đầu tiên. Được hỗ trợ bởi Faber-Castell (thành lập năm 1761), Lyra, Staedtler và những công ty khác, ngành công nghiệp bút chì đã phát triển mạnh mẽ trong suốt cuộc Cách mạng Công nghiệp của thế kỷ 19.

Thương hiệu Staedtler của Đức được các nghệ sĩ và nhà thiết kế đồ họa yêu thích. Được thành lập chính thức vào năm 1835, Staedtler được biết đến với nhiều loại chì nhất, cung cấp các loại bút chì từ 12B đến 10H.


Một thương hiệu bút chì khác đáng được nhắc đến là Mitsubishi Uni-ball của Nhật Bản. Nhiều họa sĩ vẽ hoạt hình đều tin dùng sản phẩm của hãng này.

Năm 1992, để kỷ niệm 500 năm ngày Columbus khám phá ra lục địa Châu Mỹ, công ty Fenrich Dream đã mời "bậc thầy về màu sắc" nổi tiếng nhất Nhật Bản Junichi Nomura giám sát và cho ra mắt phiên bản đầu tiên của "Bút chì 500 màu", trở thành dự án sản phẩm bút chì có nhiều màu nhất thế giới.


Có thể nói bút chì là niềm yêu thích của họa sĩ.

Năm 2017, Felissimo của Nhật Bản cho ra mắt phiên bản bút chì màu thứ 4. Ngoài màu sắc hoàn chỉnh, tên của từng màu cũng rất sinh động. Bánh cherry, ô hương thảo, mẫu đơn trong chùa Hase-kannon, son môi lần đầu tiên, thức uống Sangria của Madrid, hoa dạ lan hương treo bên cửa sổ, sự cám dỗ của soda nho đen, tuyết tan và hoa báo xuân…

Pencil.com là một trang website toàn diện của Mỹ cung cấp tất cả các loại thông tin về bút chì bao gồm lịch sử, thương hiệu, doanh số bán hàng và các họa sĩ liên quan. Mỗi tuần, họ đưa ra một nhà nghệ thuật chuyên sử dụng bút chì, từ rất nổi tiếng đến bình thường.

Bút chì và họa sĩ

Có thể nói bút chì là niềm yêu thích của họa sĩ. Vào đầu những năm 1960, họa sĩ người Anh, David Hockney cũng rất thích dùng bút chì để vẽ.

Khi Hockney lần đầu tiên bước chân vào thế giới nghệ thuật, Chủ nghĩa biểu hiện trừu tượng đã lan rộng khắp châu Âu. Trong các bức tranh của Hockney vào đầu những năm 1960, những hình ảnh được phác thảo bằng đường nét đơn giản cho thấy phong cách trẻ con nguệch ngoạc của tranh trẻ em.


Các yếu tố trừu tượng xuất hiện làm cho những bức tranh đầy tính châm biếm, mỉa mai.


Trong một bức vẽ có tựa đề "Cha cha cha" (1961), Hockney vẽ một người bạn vũ công mà ông gặp khi học vẽ tại Học viện Nghệ thuật Hoàng gia.


Cuộc đời của Hockney được ghi lại bằng các bản phác thảo của ông, trong đó có hàng nghìn bức trong kho lưu trữ ở California. Khi David Hockney chuyển đến căn hộ ở London trên đường Powis Terrace (Notting Hill) vào năm 1963, điều đầu tiên ông làm là vẽ một tấm biển bằng chữ in hoa ở chân giường có nội dung "Dậy ngay đi".


Trong hầu hết các bức tranh của mình, Hockney tập trung vào vẽ đầu, đặc biệt là mái tóc, nhưng phần còn lại chỉ là những đường nét sơ sài. Bạn có đoán được Hockney đã sử dụng loại bút chì nào không?


Diego Fazio là họa sĩ bút chì người Ý. Bằng cây bút chì trong tay, Diego thể hiện kết cấu của nước y như thật như ảnh chụp.

Brandi Kincaid là một họa sĩ minh họa sống ở Bang Washington (Mỹ). Đây là cách anh giới thiệu về bản thân: "Tôi tập vẽ một tiếng đồng hồ mỗi ngày và tôi thích sử dụng thời gian đó để ghi lại thế giới xung quanh mình. Mặc dù gần đây tôi đã lấn sang các hình thức vẽ mới, bao gồm cả các chất liệu khác, nhưng bút chì sẽ luôn nằm trong trái tim tôi".

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất