Đã xác định tế bào trong mắt gây cận thị

Một nghiên cứu mới ở loài chuột cho thấy, bạn có bị cận thị hay không đều là do một loại tế bào cụ thể trong võng mạc gây ra.

Các nhà nghiên cứu ở Khoa Dược Feinberg của Đại học Northwestern, Chicago (Mỹ) cho rằng, loại tế bào này rất nhạy cảm với ánh sáng và kiểm soát sự phát triển của mắt.

Theo các nhà nghiên cứu, nếu tế bào này gặp trục trặc và "nói" với mắt rằng sẽ phải tăng trưởng lâu hơn nữa, các hình ảnh sẽ không tập trung vào võng mạc như thông thường.


Phát hiện này có thể dẫn đến một mục tiêu điều trị mới để kiểm soát cận thị.

Giáo sư về nhãn khoa Greg Schwartz cho biết: "con mắt cần phải ngừng phát triển vào đúng thời điểm thích hợp khi còn bé. Nhưng trong nhiều năm qua, không ai biết được loại tế bào nào mang các tín hiệu đó. Nhiều khả năng, chúng tôi đã tìm thấy mối liên kết còn thiếu quan trọng này, đó là các tế bào thực sự đảm nhận nhiệm vụ đó và các mạch thần kinh kích hoạt chức năng thị giác quan trọng này".

Nghiên cứu này được tiến hành trên loài chuột và được công bố ngày 20/2 trên tạp chí sinh học Current Biology.

Tiếp theo, các nhà nghiên cứu muốn xác định loại gene cụ thể của các tế bào này để có thể tăng hoặc giảm hoạt động này trên mẫu chuột thí nghiệm. Điều đó sẽ cho phép họ xem xét về khả năng kích hoạt hoặc điều trị cận thị.

Công trình nghiên cứu này của giáo sư Schwartz được tài trợ bởi Viện Y tế quốc gia Hoa Kỳ. Ông cho biết: "phát hiện này có thể dẫn đến một mục tiêu điều trị mới để kiểm soát cận thị".

Tuy nhiên, các nghiên cứu ở động vật không phải luôn cho ra những kết quả tương tự ở người.

Các nhà nghiên cứu cho biết, hơn 1 tỷ người trên toàn thế giới bị cận thị, và con số này vẫn luôn tiếp tục tăng lên. Lý do bị cận thị có liên quan nhiều với việc ở trong nhà quá nhiều và không được tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên đủ thời gian.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất