Đang chinh chiến mà hết mũi tên, quân lính xưa đã làm gì để bù lại?
Trong chiến tranh thời cổ Trung Quốc, các loại vũ khí lạnh chiếm vai trò chủ đạo. Trong đó, cung và tên là loại vũ khí điển hình, nhất là với các trận chiến tấn công và bảo vệ thành.
Theo thời gian, các loại mũi tên được chế tạo ngày càng tinh xảo với hiệu quả sử dụng ngày càng cao, song điều đó cũng có nghĩa là giá thành của chúng cũng không hề rẻ.
Những cảnh tên bắn như mưa trong các phim truyền hình cổ trang Trung Quốc thực chất chỉ là kỹ xảo mà thôi. Vậy thì, trong thực tế, nếu hết tên thì phải làm sao?
Cung và tên là loại vũ khí điển hình, nhất là với các trận chiến tấn công và bảo vệ thành.
Cách thứ nhất: Cướp của quân địch
Nghe rất phi thực tế nhưng lại là sự thật, không có thì phải tìm cách lấy từ tay địch!
Trong dã sử Trung Quốc có câu chuyện nổi tiếng "Thảo thuyền tá tiễn" (Lấy thuyền cỏ đổi lấy vạn tên). Tướng Châu Du muốn đánh cho quân Tào một trận chí mạng, nhưng trong thời gian ngắn không thể có đủ tên, bèn ép Gia Cát Lượng phải tìm đủ 100.000 tên, nếu không sẽ giết chết ông.
Gia Cát Lượng nhanh trí nghĩ ra một kế: Đem thuyền cỏ giả vờ đi đánh úp quân Tào Tháo, sau đó chờ quân Tào bắn tên ra, rồi ung dung đi nhặt tên về.
Cách thứ hai: Đi nhặt tên
Trong trận đánh cũng như sau mỗi trận đánh, luôn có những người phụ trách thu dọn chiến trường, nhặt xác quân lính của cả hai bên và các loại vũ khí. Tên nhặt được đem về rửa sạch, rồi mài lại và tái sử dụng.
Có thể thấy, cách thứ nhất cần dùng nhiều mưu trí, rủi ro cũng cao, cách thứ hai thực sự phổ biến hơn.
- Một mũi tên chưa đủ giết đối thủ, cung thủ xưa đã làm gì để tăng tính sát thương?
- Người có nửa mặt không lão hóa vì cho đầu vào máy gia tốc hạt
- Vì sao tờ giấy A4 lại có kích thước lẻ đến như vậy? Người ta quy ước nó như thế nào?