Đánh dấu mã vạch DNA trên sinh vật
Ở đây, các nhà khoa học sẽ dùng một đoạn DNA để tạo cơ sở dữ liệu cho mọi hình thái sinh vật sống để có thể xác định được.
Để có được mã vạch, các nhà khoa học dùng một đoạn DNA ngắn lấy từ phần mô tiêu chuẩn. Một khi đã tạo được mã vạch rồi, nó được lưu trữ vào thư viện iBOL.
Trong vòng 1 tuần, mọi người có thể tham khảo mã vạch trực tuyến bằng cách đăng kí một tài khoản miễn phí tại www.boldsystems.org.
Hiện nay, thư viện đã có mã vạch của hơn 87.000 loài đã được nhận dạng chính thức và hơn 1 triệu mẫu mã vạch trong đó có 1,9 triệu loài đã có tên và họ.
Ngoài việc nỗ lực cứu gấu trắng bắc cực và hổ khỏi nguy cơ diệt vong, thư viện này sẽ góp phần nhiều hơn trên phương diện kinh tế như đảm bảo cá hồi tại chợ và nhà hàng sẽ được xác nhận là thật, hay xác định chính xác danh tính của các loại thực phẩm khi xuất, nhập khẩu giữa các nước.
Và như vậy hệ mã vạch này sẽ giảm được thời gian chuyên chở thực phẩm đến không ngờ nếu như có trang bị công nghệ đọc mã vạch để xác định liệu trên các phương tiện vận chuyển có loài vật nào gây hại không? Ngoài ra, dự án này sẽ giúp ngăn chặn được việc khai thác trái phép động vật như mua bán qua biên giới các loài vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Tuy nhiên, những người tham gia dự án cũng cho hay thời gian để đưa những ứng dụng này vào thực tế còn phụ thuộc nhiều vào sự hỗ trợ của khu vực công.