Đau bụng bên trái ngang rốn là dấu hiệu của bệnh gì?

Đau bụng bên trái ngang rốn là nguyên nhân của nhiều loại bệnh gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Vì vậy, bạn nên đọc các thông tin dưới đây để có kiến thức phòng chống bệnh tật, bảo vệ sức khỏe.

Đau bụng bên trái ngang rốn tuy không phải là tình trạng hiếm gặp, nhưng rất ít người nhận ra sự nguy hiểm của cơn đau này. Chúng là biểu hiện ban đầu của nhiều loại bệnh nghiêm trọng.

Những cơ quan trong vùng bụng trái

Bụng trái là nơi chứa các cơ quan thiết yếu như:

Khi những cơ quan này tổn thương sẽ gây ra những cơn đau và kèm theo đó là các triệu chứng khác nhau. Tùy vào mức độ và triệu chứng đau thế nào mà có thể chuẩn đoán chính xác được bệnh. Dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu một số bệnh lý thường gặp khi đau bụng bên trái ngang rốn.


Đau bụng bên trái ngang rốn cần được phát hiện và điều trị kịp thời.

Đau bụng bên trái ngang rốn cảnh báo căn bệnh gì?

1. Viêm loét dạ dày – tá tràng

Viêm loét dạ dày - tá tràng là căn bệnh gây tổn thương viêm và loét trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (phần đầu của ruột non). Những tổn thương này xảy ra khi lớp niêm mạc (màng lót bên trong cùng) của dạ dày hay tá tràng bị bào mòn và các lớp bên dưới thành dạ dày hay thành ruột sẽ bị lộ ra. Vết loét ở tá tràng chiếm 95%, vết loét ở dạ dày chiếm 60%, trong đó vết loét ở bờ cong nhỏ dạ dày chiếm 25% các trường hợp.

2. Viêm túi thừa đại tràng

Viêm túi thừa đại tràng là bệnh có một hoặc nhiều túi thừa viêm. Viêm lan rộng ra tổ chức mỡ xung quanh, đôi khi thủng túi thừa dẫn tới hình thành ổ áp xe hoặc viêm phúc mạc. Trường hợp hiếm có thể hình thành đường rò đại tràng với bàng quang, vòi trứng, tử cung, âm đạo.

3. Sỏi thận

Sỏi thận là bệnh đường tiết niệu thường gặp nhất. Sỏi có thể ở bất kỳ vị trí nào trong đường tiểu như thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo nam giới (niệu đạo nữ giới rất ngắn nên không tạo sỏi). Sỏi thận có biểu hiện khá đa dạng, từ việc âm thầm gây thận ứ nước không triệu chứng đến tình trạng đau quặn bụng phải đi cấp cứu.

4. Táo bón

Những người bị bệnh táo bón thường có cảm giác đau ở phí bên trái cạnh sườn. Đó là do phân khi bị táo bón thường khá cứng nên sẽ khó khăn hơn khi chuyển động. Đây là biểu hiện nhẹ nhất của những người có cảm giác đau bụng ở phía bên trái. Để khắc phục chứng này bạn nên ăn nhiều thực phẩm rau xanh, củ quả, những chất tốt cho việc điều hòa hệ tiêu hóa.

5. Rối loạn tiêu hóa

Tình trạng này thường xảy ra do thức ăn nhiễm khuẩn nhưng chưa đến mức độ ngộ độc. Bệnh nhân thường đau bụng bên trái cạnh sườn hoặc phía dưới xương sườn sau khi ăn, lúc đi ngoài. Sau khi đi ngoài 1 – 2 lần người bệnh sẽ giảm dần các cơn đau. Nếu nhiễm khuẩn nặng có thể nôn ói, ngộ độc… những trường hợp này cần đưa đến bệnh viện để xử lí kịp thời.

6. Hội chứng ruột kích thích

Khi bị hội chứng ruột kích thích, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhẹ sau khi ăn, đại tiện và những cơn đau thường tập trung ở phía bên trái dưới sườn. Bệnh này thường làm cho bệnh nhân gia tăng nhu động ruột sau bữa ăn, bệnh nhân có thể cảm thấy mệt mỏi phân có thể lỏng, sống. Nếu có biểu hiện như vậy, bạn nên đi khám bác sĩ để xác định bệnh và tìm phương pháp điều trị tránh ảnh hưởng lâu dài tới cuộc sống hàng ngày.


Một số tình trạng nguy hiểm mà đau bụng bên trái ngang rốn mang đến là tắc ruột, táo bón, sỏi thận...

7. Tắc ruột

Tắc ruột bị gây ra bởi việc ống tiêu hóa chuyển động chậm dẫn đến tình trạng vận chuyển thức ăn qua ruột bị ùn ứ, ngưng trệ, không thể đi tiếp xuống phần ruột tiếp theo hoặc đi rất chậm. Có 2 loại tắc ruột là bán tắc và tắc hoàn toàn.

Biểu hiện của bệnh này là đau bụng dưới bên trái xương sườn, bụng luôn có cảm giác đầy, chướng, buồn nôn, không đại tiện, hay trung tiện, … Nếu có những biểu hiện này, chúng tôi khuyến cáo bạn nên đi khám bác sĩ ngay để tránh bị nhiễm trùng, hoại tử hoặc viêm phúc mạc.

8. Phình động mạch chủ

Đối với những người bị mắc bệnh phình động mạch chủ thường đi kèm với triệu chứng đau tức bụng bên trái cạnh sườn hoặc đau bụng bên trái ngang rốn, khó thở, khó nuốt, nhợt nhạt, lạnh run, da tái xanh,…Hoặc nặng hơn là người bệnh còn cảm nhận được khối cơ ở bụng đạp theo nhịp tim. Nếu thấy dấu hiệu này cần phải đi cấp cứu ngay để tránh vỡ khối phình động mạch.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất