Đây là lý do một số người có làn da nổi gân guốc nhiều hơn hẳn phần còn lại
Làn da gân guốc là điều bình thường, hay là dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp vấn đề?
Các tĩnh mạch trong cơ thể là một hệ thống cực kỳ thông minh và quan trọng đối với cơ thể. Nó giúp chúng ta vận chuyển lượng máu ít oxy và sậm màu quay trở lại tim, để rồi từ đó được bổ sung dưỡng khí và lại tiếp tục hành trình nuôi dưỡng trên toàn cơ thể.
Nếu chưa biết tĩnh mạch trông như thế nào, thì đó là các gân máu màu xanh nổi lên trên da của chúng ta. Tuy nhiên hãy để ý này, có những người sở hữu làn da mạch xanh một cách chằng chịt và rõ ràng, trong khi người khác thì không.
Tại sao nhỉ? Thực ra có nhiều lý do lắm, nhưng đa phần là vô hại thôi.
1. Gân xanh nổi nhiều - tự nhiên nó vậy
Những làn da mỏng cũng dễ làm tĩnh mạch nổi lên.
Những người có màu da nhạt màu, tĩnh mạch cũng có màu nổi và dễ nhận biết hơn. Ngoài ra, thì những làn da mỏng cũng dễ làm tĩnh mạch nổi lên, đặc biệt là với người đã có tuổi.
Ở người già, lớp mỡ dưới da sẽ ngày càng mỏng hơn. Đó là lý do vì sao những người già thường có gân lộ rất rõ ở bàn tay, bàn chân và nhiều bộ phận khác trên cơ thể.
Cũng có trường hợp bẩm sinh đã có hệ tĩnh mạch nằm quá gần bề mặt làn da, nên tay chân họ dễ nổi gân hơn.
2. Gân guốc sẽ nổi lên khi vận động quá mạnh
Tập gym ở mức độ thông thường thì không sao, nhưng khi tập với cường độ cao, tay chân người tập sẽ có hiện tượng nổi gân.
Mạch máu bị phình to, gây ra hiện tượng nổi gân trông hết sức đáng sợ.
Các vận động viên xe đạp là những người hiểu câu chuyện này rõ nhất. Theo bác sĩ Bradley Launikonis - chuyên gia y tế từ khoa Y ĐH Queensland (Úc), nguyên nhân là vì lượng máu rất lớn đổ dồn vào chân trong quá trình tập luyện và lưu lại ở đó. Mạch máu do vậy bị phình to, gây ra hiện tượng nổi gân trông hết sức đáng sợ.
"Tập luyện càng nặng, máu lưu lại càng lâu. Hiện tượng này sẽ không xảy ra nếu như bạn chỉ tập gym ở mức độ nhẹ, nhưng lại là chuyện thường gặp đối với các VĐV chuyên nghiệp" - bác sĩ Launikonis cho biết.
Tuy nhiên đây chỉ là một hiệu ứng tạm thời. Sau khi nghỉ ngơi đầy đủ, các cơ sẽ giãn ra, và mạch máu sẽ dần mờ đi.
3. Phụ nữ mang thai cũng dễ nổi gân
Thấy gân xanh nổi lên ở những khu vực này thì đừng chủ quan xem thường mà nên đi khám ngay
Để nuôi dưỡng thai nhi, lưu lượng máu trong cơ thể của phụ nữ mang thai luôn cao hơn người bình thường, và bởi vậy mà tĩnh mạch bị bơm căng rồi nổi hẳn lên da.
Hiện tượng sẽ chấm dứt sau khi đứa trẻ chào đời.
4. Những người có lượng mỡ cơ thể thấp
Trong phần lớn các trường hợp, việc gân xanh và tĩnh mạch xuất hiện là điều bình thường.
Tương tự với những người sở hữu làn da mỏng, nếu lượng mỡ trong cơ thể ở mức thấp cũng dễ khiến tĩnh mạch nổi lên.
Lượng mỡ thấp cũng đồng nghĩa với việc lớp mỡ dưới da mỏng, và không thể che lấp được hoàn toàn số tĩnh mạch nằm ẩn sau đó.
5. Và những trường hợp cần đi gặp bác sĩ ngay và luôn
Trong phần lớn các trường hợp, việc gân xanh và tĩnh mạch xuất hiện là điều bình thường. Tuy nhiên nếu một ngày làn da của bạn đột nhiên nổi gân, cộng thêm các triệu chứng như tức ngực, khó thở, viêm loét, hoặc sưng đau... thì bạn nên cân nhắc đi gặp bác sĩ.
Đó có thể là dấu hiệu của nhiều chứng bệnh nghiêm trọng hơn, như giãn tĩnh mạch hoặc viêm tĩnh mạch.