Đây là lý do tại sao Richard Feynman nói: "Khoa học và tôn giáo có thể cùng tồn tại"

Phải chăng khoa học và tôn giáo sẽ không bao giờ tìm được tiếng nói chung khi mà một bên luôn tìm bằng chứng mắt thấy tai nghe còn một bên thì giữ vững niềm tin tuyệt đối về Đấng siêu nhiên? Liệu một nhà khoa học có phải đối mặt với những "đấu tranh tư tưởng" như thế hay không? Có vẻ như họ đã dùng đầu óc thông minh tuyệt vời mà Đấng tạo hóa ban tặng để giải quyết vấn đề này bằng một cách đơn giản: Sự không chắc chắn!. Dưới đây là cách mà Richard Feynman, Albert Einstein và Carl Sagan suy nghĩ về vấn đề trên.

Richard Phillips Feynman (1918-1988) là nhà vật lý người Mỹ gốc Do Thái từng được nhận giải thưởng Nobel vật lý năm 1965. Ông có nhiều đóng góp quan trọng trong sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại, đặc biệt là từng tham gia dự án Manhattan chế tạo bom nguyên tử, đóng góp cho sự phát triển của vật lý hạt, lý thuyết dây,... Vào ngày 2/5/1956, Feynman đã có một cuộc nói chuyện tại nơi ông đang làm việc là Viện khoa học công nghệ California (Caltech). Chủ đề của buổi nói chuyện đó xoay quanh mối quan hệ giữa khoa học và tôn giáo.


Richard Phillips Feynman (1918-1988).

Ông mở đầu câu chuyện bằng ví dụ: "Một chàng trai trẻ, lớn lên trong một gia đình có truyền thống tôn giáo, sau đó học khoa học và kết quả là anh ta trở nên hoài nghi và có thể sau đó là không còn tin về một Đấng Chúa Trời nữa. Hiện đây không phải là một ví dụ đơn lẻ mà nó luôn xảy ra nhiều lần ở thời đại này. Mặc dù không có số liệu thống kê cụ thể, nhưng tôi tin rằng nhiều nhà khoa học, thậm chí là hơn một nửa, đã bị mất niềm tin vào Chúa Trời. Và thật ra thì họ không tin vào Chúa Trời trong cách suy nghĩ ý thức thông thường".

Câu chuyện của Feynman đã gợi lên 2 câu hỏi quan trọng: Phải chăng tất cả các nhà khoa học đều sẽ trở thành người vô thần? Và câu trả lời của họ là: không hề có sự tuyệt đối như vậy hoặc chí ít thì không có số liệu thống kê chứng minh cho điều đó. Tuy nhiên, câu hỏi thứ 2 quan trọng hơn là cho tới hiện tại, đã có rất nhiều các tên tuổi đưa kiến thức của nhân loại........ rất xa nhưng làm thế nào mà khoa học và Đức tin có thể cùng tồn tại? Theo Feynman, câu trả lời cho câu hỏi này nằm ở những giới hạn được công nhận là vĩnh viễn của khoa học.

Feynman chia sẻ: "Tôi không tin rằng khoa học có thể bác bỏ sự tồn tại của Thiên Chúa và tôi nghĩa rằng điều đó là bất khả thi. Và nếu điều đó là bất khả thi, nghĩa là không có đồng thời niềm tin vào khoa học và Chúa Trời (một Thiên Chúa theo cách hiểu của tôn giáo) liệu có phù hợp hay không? Vâng, điều đó hoàn toàn phù hợp. Mặc dù tôi đã nói rằng có hơn 1 nửa các nhà khoa học không tin có Chúa, nhưng nhiều nhà khoa học khác vẫn đặt niềm tin vào cả 2 trong một sự phù hợp đến mức hoàn hảo".

Và không chỉ mình Feynman mà nhiều bộ óc thiên tài khác như: Albert Einstein hay Carl Sagan đều tìm được tiếng nói chung giữa tôn giáo và khoa học. Trong khi mọi bằng chứng đều bị thiếu và các bằng chứng cụ thể thì không thể có được, nên các nhà khoa học vẫn chưa thể kết luận Chúa Trời tồn tại và đồng thời, họ cũng không thể khẳng định rằng Chúa Trời không tồn tại. Nhưng thế thì làm sao họ có thể đặt niềm tin vào khoa học lẫn Thiên Chúa? Một lần nữa, Feynman quay trở lại thí dụ của chàng thanh niên trẻ:

"Sau đó, điều xảy ra với chàng trai khoa học trẻ tuổi chính là anh bắt đầu hoài nghi mọi thứ bởi anh không thể nào tìm được câu trả lời dưới dạng chân lý tuyệt đối. Vì vậy câu hỏi có thể sẽ thay đổi từ "Có Chúa hay không?" thành "Làm thế nào để chắc chắn rằng có Thiên Chúa?". Đây không chỉ dừng lại ở khía cạnh câu chữ mà đây là một sự thay đổi tinh tế đại diện cho một lối rẽ giữa khoa học và tôn giáo".


Sự thiếu hiểu biết được các nhà khoa học thừa nhận là cách quan trọng giúp họ vừa đặt niềm tin vào Thiên Chúa, vừa đảm bảo công việc khoa học.

Nói cách khác, đây chính là cách mà các nhà khoa học đã tìm được tiếng nói chung giữa công việc của họ và Đức tin tôn giáo. Cách làm ở đây chính là sự không chắc chắn, hay chính xác hơn chính là sự thiếu hiểu biết được các nhà khoa học thừa nhận là cách quan trọng giúp họ vừa đặt niềm tin vào Thiên Chúa, vừa đảm bảo công việc khoa học của họ. Feynman cho rằng: "Nếu họ kiên định với niềm tin vào khoa học, tôi nghĩ rằng họ sẽ tự nói với bản thân rằng: "tôi gần như chắc chắn rằng có Chúa. Sự nghi ngờ là rất nhỏ". Câu nói này hoàn toàn khác với câu "Tôi biết rằng có Chúa". Tôi không tin rằng có một nhà khoa học nào có được quan điểm giống như một con chiên tuyệt đối tin vào Chúa có được".

Và cuối cùng, không chỉ thừa nhận sự không chắc chắn là nền tảng phân chia tôn giáo và khoa học mà các nhà khoa học còn tin rằng điều này còn có thể được áp dụng trong rất nhiều tình huống mâu thuẫn gần như vĩnh viễn trong cuộc sống hàng ngày. Feynman kết luận: "Tôi nghĩ rằng khi chúng ta biết được rằng đang sống trong một thế giới của sự không chắc chắn, sau đó chúng ta thừa nhận nó, thì một việc nhận ra rằng không thể nào biết được câu trả lời cho những câu hỏi khác nhau chính là một điều tuyệt vời".

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất