Đây là những gì thực sự sẽ xảy ra nếu bạn muốn mở cửa máy bay khi đang ở giữa bầu trời
Máy bay quả là một phương tiện giao thông tuyệt vời, nhanh chóng và hiệu quả, nhưng trải nghiệm trên máy bay thì không phải lúc nào cũng dễ chịu. Có rất nhiều yếu tố gây căng thẳng cho người đi máy bay, từ thời gian delay cho đến chỗ ngồi chật chội, rồi tiếng ồn, mùi...
Mà khi căng thẳng, con người ta cũng trở nên tò mò và dễ có những pha táy máy không cần thiết. Vậy mới có chuyện một số chuyến bay phải hoãn lại vì hành khách vô ý mở nhầm cửa thoát hiểm trước chuyến bay chứ.
Nhưng có bao giờ bạn thắc mắc rằng nếu mở cửa khi máy bay đang ở giữa bầu trời, chuyện gì sẽ xảy ra không?
Ngoài đời thì không có bom, nhưng nếu bạn tìm cách mở cửa thì sao nhỉ?
Một đáp án đầy bất ngờ!
Trong một số bộ phim có cảnh bom nổ trên máy bay, bạn có thể thấy mọi thứ bị hút tụt ra ngoài do sự chênh lệch áp suất. Ngoài đời thì không có bom, nhưng nếu bạn tìm cách mở cửa thì sao nhỉ?
Câu trả lời là... chẳng sao cả! Nếu thử tìm cách mở cửa thoát hiểm, bạn sẽ bị các tiếp viên khống chế và có khả năng nhận một vé cấm bay suốt đời khi hạ cánh. Nhưng điều quan trọng hơn là kể cả khi họ không làm gì, bạn cũng không cách nào mở được cánh cửa đó ra khi đang bay được. Sự chênh lệch khổng lồ về áp suất sẽ ngăn bạn làm điều đó.
Máy bay khi đã ở một độ cao nhất định, bạn sẽ không thể mở cửa ra được.
"Cánh cửa thoát hiểm máy bay khi ở trên cao cũng giống như nút chặn bồn nước vậy, nó được cố định nhờ áp suất bên trong" - trích lời phi công Patrick Smith. "Đa số cửa máy bay đều được mở hướng vào bên trong. Và một khi đã ở trên cao thì ngay cả những người lực lưỡng nhất cũng không thể mở được nó ra".
Với một chuyến bay thương mại bình thường, áp suất bên trong khoang hành khách luôn lớn hơn bên ngoài, với áp suất rơi vào khoảng 0,7 hoặc 0,8atm. Con số này tương đương với việc bạn cần một lực vượt quá... 7 tấn/m2 diện tích mới có thể mở được cánh cửa đó ra.
Ngay cả ở độ cao thấp hơn, cánh cửa ấy cũng quá khó để mở ra, vì chỉ cần chênh lệch khoảng 15% áp suất tiêu chuẩn là đủ để khiến chẳng ai mở nổi rồi.
Về cơ bản, cửa thoát hiểm trên máy bay được thiết kế để bạn có thể dễ dàng mở trong tình huống khẩn cấp, nhưng phải ở "rất gần mặt đất" như khi cất cánh hoặc hạ cánh thôi.
Nếu ở trên cao mà vẫn mở được cửa? Tình hình nghiêm trọng hơn bạn tưởng
Trường hợp mở được cửa khi máy bay đang ở trên cao, có nghĩa áp suất trong cabin đang giảm mạnh, và đó là một tình huống nguy hiểm chết người.
Bạn sẽ không bị hút tụt ra ngoài như trong phim đâu, nhưng áp suất giảm có thể khiến động cơ phát nổ, phá vỡ cửa kính, khiến tình hình trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn.
Mặt nạ dưỡng khí lập tức rơi xuống, khi không khí trong cabin sẽ nhanh chóng bị hút ra ngoài do sự chênh lệch áp suất.
Không khí trong cabin sẽ nhanh chóng bị hút ra ngoài do sự chênh lệch áp suất. Mặt nạ dưỡng khí lập tức rơi xuống, nhưng không có nhiều tác dụng vì ở điều kiện áp suất thấp, cơ thể mất đi khả năng hấp thụ đủ oxy, dẫn đến tình trạng thiếu oxy trong máu. Nếu như phi công không thể xử lý tốt trước khi ngất đi vì thiếu oxy, một vụ tai nạn thảm khốc khác sẽ xảy ra.
Nhưng nhìn chung thì đây chỉ là một tình huống giả định thôi. Về cơ bản, bạn hay bất kỳ ai cũng không thể mở được cửa máy bay khi đang ở trên cao. Ngoài ra thì máy bay vẫn là phương tiện giao thông được đánh giá là an toàn nhất, với tỷ lệ chỉ 10 vụ tai nạn chết người trên tổng số 36,8 triệu chuyến bay (số liệu năm 2017).
- Tất tần tật những lưu ý khi đi máy bay bạn không thể bỏ qua
- Tại sao máy bay chở khách không có dù nhảy?