Để ô tô đổ nước là chạy, bạn cần một loại vật liệu mới và người Thụy Điển đã tìm ra nó!

Một trong những cách tạo ra năng lượng tái tạo là sử dụng ánh sáng Mặt trời phân tách hydro từ nước. Mật độ năng lượng của hydro lớn gấp 3 lần dầu khí, và các loại xe ô tô sử dụng nhiên liệu hydro từ lâu đã có mặt trên thị trường, chúng chỉ thải ra nước sạch, vô cùng thân thiện với môi trường.


Thụy Điển đã phát triển một loại vật liệu có khả năng hấp thụ ánh sáng Mặt trời và phân tách hydro từ nước.

Mới đây, các nhà nghiên cứu từ Đại học Linköping của Thụy Điển đã phát triển một loại vật liệu có khả năng hấp thụ ánh sáng Mặt trời và phân tách hydro từ nước. Nghiên cứu này đã được xuất bản trên tạp chí ACS Nano.

Phân tách hydro từ nước là quá trình không hề dễ dàng. Để đảm bảo thành công, cần phải có những nguyên liệu vừa có thể tách nước thành hydro và oxy bằng quang điện phân lại vừa tiết kiệm chi phí. Chỉ có tia cực tím và ánh sáng thông thường có thể phân tách nước dưới ánh nắng. Do đó, cần phải có một loại vật liệu có thể hấp thụ các tia sáng này để chạy các pin điện.

Loại vật liệu này chính là nano Cacbua silic dạng khối (3C-SiC), gồm có nhiều lỗ nhỏ, xốp. Cấu trúc xốp giúp thúc đẩy sự phân tách các hạt điện tích bằng năng lượng cần thiết, và các lỗ nhỏ khiến cho bề mặt phản ứng được rộng hơn, như vậy sẽ cải thiện hiệu suất phân tách nước.

Các nhà nghiên cứu kết luận: Vật liệu nano 3C-SiC có hiệu suất sử dụng tốt hơn nhiều so với Cacbua Silic dạng khối đặc.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất