Đeo kính mắt màu hồng giúp quan sát được nhiều hơn
Một nghiên cứu của trường đại học Toronto cung cấp những bằng chứng trực tiếp đầu tiên cho thấy tâm trạng của con người thực sự tác động tới cách hệ thống thị giác lọc các kinh nghiệm giác quan, và nhìn thế giới qua kính mắt màu hồng có ảnh hưởng thực tế tới kết quả hình ảnh thu được chứ không chỉ là một cách nói ẩn dụ trong văn chương.
“Trạng thái tâm lý tốt hay không tốt có thể thay đổi cách hoạt động của vỏ não và cách chúng ta nhìn thấy sự vật”, Adam Anderson, giáo sư giảng dạy môn tâm lý tại trường đại học Toronto cho biết. “Cụ thể, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy khi ở trạng thái tâm lý tốt, vỏ não sẽ tiếp nhận được nhiều thông tin hơn, trong khi trạng thái tâm lý không tốt dẫn tới tầm quan sát hẹp.” Kết quả nghiên cứu được công bố trên tờ Journal of Neuroscience.
Nhóm nghiên cứu thuộc trường đại học nói trên đã sử dụng phương pháp vẽ hình cộng hưởng từ tính để kiểm tra xem vỏ não thị giác của chúng ta xử lý các thông tin giác quan như thế nào khi ở trong các tình huống trạng thái tâm lý tốt, xấu, và trung lập. Họ phát hiện ra rằng khi đeo kính mắt màu hồng tương ứng với trạng thái tâm lý tốt sẽ không quan sát rõ màu sắc nhưng sẽ bao quát tốt hơn toàn bộ quang cảnh so với thông thường.
Ban đầu các nhà nghiên cứu chỉ cho các đối tượng thí nghiệm một loạt hình ảnh để tạo ra các trạng thái tâm lý khác nhau. Những người này sau đó lại được xem một hình ảnh “kép”, với một khuôn mặt ở giữa, xung quanh là các quang cảnh rộng lớn hơn, ví dụ như một tòa nhà chẳng hạn. Để tập trung sự chú ý vào gương mặt trung tâm, đối tượng nghiên cứu được yêu cầu xác định giới tính của người có khuôn mặt này. Khi ở trong tâm trạng không tốt, đối tượng không xử lý hình ảnh của quang cảnh xung quanh.
Tuy nhiên, khi nhìn cùng các hình ảnh đó trong tâm trạng tốt, họ thực sự thu được nhiều thông tin hơn – họ thấy cả hình ảnh khuôn mặt ở trung tâm cũng như hình ảnh ngôi nhà bao quanh.
“Khi có tâm trạng tốt, người ta có thể xử lý nhiều đối tượng hình ảnh hơn, điều này nghe có vẻ hoàn toàn tốt, nhưng thực ra cũng có mặt bất lợi,” Taylor Schmitz, một nghiên cứu sinh thạc sỹ của Anderson và thành viên nhóm tác giả nghiên cứu, cho biết. “Tâm trạng tốt củng cố kích thước “cửa sổ” mà từ đó chúng ta nhìn ra thế giới. Mặt tốt của việc này là chúng ta có thể nhìn thấy các sự vật một cách toàn diện hơn, bao quát hơn. Mặt hại là nó có thể dẫn tới phân tán, mất tập trung khi một người phải thực hiện các nhiệm vụ khắt khe, cần sự tập trung vào phạm vi hẹp, ví dụ khi vận hành các máy móc nguy hiểm, hoặc kiểm tra hành lý của các hành khách tại sân bay. Tâm trạng xấu, ngược lại, có thể giúp chúng ta tập trung vào tâm điểm, tránh tiếp nhận thông tin về các sự vật bên ngoài phạm vi tập trung trực tiếp của chúng ta.”
Công trình này được hỗ trợ kinh phí bởi viện Nghiên cứu Sức khỏe Canada.