Đi ngoài nhiều lần trong ngày, nguyên nhân do đâu?

Đi ngoài nhiều lần trong ngày là do sự phát triển quá mức của hệ vi khuẩn và nấm men ruột già, không dung nạp thực phẩm, ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất béo, khả năng tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng kém.

Thường xuyên đau bụng, đi ngoài nhiều lần trong ngày (trên 3 lần/ngày), tình trạng phân sống hoặc lỏng không thành khuôn kèm theo cảm giác đau bụng, có lúc đau quặn không chịu được, mót đi ngoài, đi xong lại muốn đi tiếp, cơ thể mệt mỏi… có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng.

Nguyên nhân đi ngoài nhiều lần trong ngày

1. Bệnh trĩ nội

Đây là một trong những bệnh về hậu môn - trực tràng khá phổ biến. Trĩ nội được hình thành do sự giãn nở của các đám rối tĩnh mạch trong thành hậu môn, tạo thành các búi trĩ. Căn bệnh này gây kích thích vùng hậu môn, khiến người bệnh có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, đi đại tiện nhiều lần trong ngày.

Trĩ nội thường khiến người bệnh phải đối mặt với việc xuất hiện máu trong phân và cảm giác đau rát khi đi đại tiện. Bệnh trĩ nội nếu không được chữa trị ở giai đoạn đầu sẽ diễn biến rất phức tạp và khó kiểm soát.

 2. Viêm đại tràng mãn tính

Đi ngoài nhiều lần trong ngày cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc bệnh viêm đại tràng mãn tính. Người bệnh bị viêm đại tràng mãn tính thường đi cầu nhiều lần vào buổi sáng và ban đêm, trạng thái của phân có thể thay đổi từ rắn đến lỏng, bụng luôn trong tình trạng chướng hơi, khó tiêu khiến bạn cả ngày mệt mỏi, không có tinh thần học tập hay làm việc.

3. Viêm loét dạ dày

Người bị đau dạ dày mãn tính hoặc viêm loét dạ dày sẽ có nguy cơ cao phải đối mặt với tình trạng ăn xong đau bụng đi ngoài. Viêm loét dạ dày là một bệnh hình thành từ sự tổn thương của dạ dày ở lớp niêm mạc, tình trạng viêm loét ở mỗi bệnh nhân là không giống nhau vì còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do vi khuẩn Hp và những thói quen xấu trong sinh hoạt và ăn uống của chúng ta. Khi bị viêm loét dạ dày, người bệnh sẽ bị đau âm ỉ thường xuyên và đau cồn cào sau khi ăn xong hoặc khi để bụng đói. Đi kèm với đó là cảm giác buồn nôn, ợ hơi, ợ nóng, tình trạng chán ăn, sụt cân và đau bụng đi ngoài ngay sau khi ăn xong.


Viêm loét dạ dày có khả năng khiến bạn muốn đi ngoài nhiều lần trong ngày. (Ảnh minh họa).

4. Bệnh Celiac

Không phổ biến như ngộ độc thực phẩm và rối loạn tiêu hóa, nhưng chứng bệnh Celiac này cũng sẽ khiến cho bạn bị đau bụng và đi ngoài ngay khi ăn xong. Tuy căn bệnh này còn khá xa lạ với đại đa số dân số Việt Nam, nhưng bạn cũng cần hiểu về nó để chủ động ngăn tình trạng đau bụng đi ngoài thường xuyên xảy ra. Nguyên nhân gây ra bệnh này là sự dung nạp gluten quá mức cần thiết. Gluten có nhiều trong trứng, mì căn, lúa mì, soda, lúa mạch đen và các chất phụ gia có trong các loại thức ăn được chế biến sẵn.

5. Viêm ruột thừa

Hiện tượng đau bụng đi ngoài sau khi ăn xong có thể là một trong những dấu hiệu của bệnh viêm ruột thừa. Đặc điểm nhận dạng của bệnh này là những cơn đau âm ỉ xung quanh rốn và lan dần xuống phần bụng dưới, chếch về phía bên phải. Bên cạnh cảm giác đau đặc trưng, bệnh nhân sẽ còn có những biểu hiện tương tự như rối loạn tiêu hóa như táo bón, ăn xong bị đau bụng tiêu chảy, nôn ói, chán ăn, sưng vùng bụng ở góc bên phải. Đây là một bệnh rất nguy hiểm, nếu không được các bác sĩ điều trị kịp thời sẽ có khả năng cao chuyển sang đau ruột thừa cấp và vỡ ruột thừa.

6. Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích còn được gọi tắt là IBS và ăn xong đau bụng đi ngoài, hoặc đi ngoài nhiều lần trong ngày là một trong những triệu chứng đặc trưng nhất của hội chứng này. Sở dĩ có tình trạng phiền toái này là vì ở một số người, sự co thắt ở ruột sẽ đặc biệt cao hơn, mạnh hơn và kéo dài hơn so với những người khác, khiến cho thức ăn vừa được dạ dày tiêu hóa xong đã được đẩy ra ngoài. Hoạt động nhanh quá mức bình thường của ruột sẽ khiến cho bệnh nhân cảm thấy bụng đau và đi ngoài ra phân có lẫn nhầy ngay sau khi ăn xong được từ 20-30 phút.

7. Dị ứng hoặc ngộ độc thực phẩm

Một số người sẽ tỏ ra nhạy cảm với một số loại thực phẩm hơn những người khác, dẫn đến việc ăn vào là đau bụng tiêu chảy, ngứa khắp người, nổi mẩn đỏ, sưng vù cơ thể, khó thở, ngất xỉu. Một số thực phẩm gây dị ứng phổ biến như bò, tôm, đậu phộng v.v…Bạn cần hiểu rõ cơ chế dị ứng của cơ thể mình để tránh được tình trạng đi ngoài sau khi ăn xong.

8. Tập thể dục thường xuyên hơn hoặc tăng cường độ tập luyện

Đẩy mạnh thói quen tập thể dục có thể làm cho bạn đi ngoài nhiều lần trong ngày hơn bình thường. Tập thể dục làm tăng co cơ trong ruột của bạn, giúp kích thích đẩy chất thải nhanh hơn gấp đôi so với bình thường.


Đôi khi thói quen lành mạnh như tập thể dục lại khiến bạn gặp chút "trục trặc" với hệ tiêu hóa. (Ảnh minh họa).

9. Thay đổi trong chế độ dinh dưỡng

Chế độ ăn uống của bạn trở nên lành mạnh hơn hơn như tăng cường ăn nhiều rau củ, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt. Những thực phẩm này cung cấp rất nhiều chất xơ, làm thúc đẩy việc tiêu hóa của bạn.

10. Nhiễm virus hay vi khuẩn

Các loại virus như Rotavirus (thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em), Adenovirus, Caliciviruses, Astrovirus… Hoặc một số ký sinh trùng gây bệnh như giardia lamblia, entamoeba histolytica và cryptosporidium… Tất cả đều có thể là nguyên nhân khiến bạn đi đại tiện nhiều lần một ngày và thậm chí là tiêu chảy.

11. Tác động từ thuốc

Việc lạm dụng nhiều thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh có thể gây ra tình trạng đau bụng, tiêu chảy hay đi phân nước, …

12. Căng thẳng thần kinh

Những người đang phải đối đầu với những căng thẳng thường đi cầu nhiều và phân sẽ lỏng hơn bình thường.

13. Chu kì kinh nguyệt

Phụ nữ trước và trong giai đoạn hành kinh sẽ đi ngoài nhiều và phân lỏng hơn bình thường. Đó có thể chỉ là sự thay đổi hormone diễn ra trong những ngày đèn đỏ và điều này hoàn toàn bình thường.

Đi ngoài nhiều lần trong ngày nên làm gì?

Uống nhiều nước ấm

Nước ấm là biện pháp tuyệt vời hỗ trợ toàn bộ hệ tiêu hóa. Uống nước ấm giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn hiệu quả hơn. Ngoài ra, thói quen này còn giúp cải thiện nhu động ruột và phòng ngừa táo bón. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng nước ấm có thể cải thiện đáng kể tỷ lệ trao đổi chất. Các chuyên gia y tế cho rằng thói quen uống nước ấm là biện pháp thúc đẩy trao đổi chất hữu hiệu nhất.

Duy trì chế độ ăn nhẹ nhàng, thanh đạm

Nên ăn gì và kiêng ăn gì cũng tác động không nhỏ đến tình trạng đi ngoài. Các chuyên gia y tế khuyên những người bị tiêu chảy nhiều lần nên ăn thức ăn lỏng, nhẹ, dễ tiêu hóa như: cháo trắng, súp, … Cháo không chỉ giúp cơ thể nhanh chóng bù nước mà còn giúp cho việc tiêu hóa, tạo khuôn phân bình thường trở lại. Khi triệu chứng tiêu chảy thuyên giảm, bạn có thể bổ sung thịt nạc xay, mì nước, nước rau, bánh mì nướng, … để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.

Bên cạnh đó, hạn chế sử dụng các thực phẩm nhiều chất béo, đồ tanh, đồ tái sống… Tuyệt đối không uống rượu bia, nước ngọt có ga… khiến tình trạng tiêu chảy trầm trọng hơn.

Dành thời gian nghỉ ngơi

Việc tập thể dục có thể khiến cơ thể bị mất nước nhiều hơn. Do đó, bạn cần dành thời gian để cơ thể được nghỉ ngơi. Bạn có thể sinh hoạt bình thường nhưng nên tránh những hoạt động tiêu tốn năng lượng không cần thiết.

Uống trà

Bạn có thể nhâm nhi một ly trà thêm vài cánh hoa cúc la mã, hoặc vài lát sả. Sả có tác dụng làm ruột của bạn ổn định hơn. Ngoài ra, bạn có thể uống một cốc trà gừng vì đây là cách trị đau bụng tiêu chảy cấp tốc rất hiệu quả.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất