Di tích kỳ lạ của một "phù thủy điêu khắc": Có cả "địa ngục"

Do tiếp giáp với Ấn Độ cổ đại nên Lào là một trong những khu vực du nhập Phật giáo sớm nhất. Có hàng ngàn ngôi đền, chùa có tên tuổi có thể được tìm thấy ở khắp mọi nơi ở Lào. Trong đó, di tích "Vườn tượng Phật" Xiêng Khuôn ở Viêng Chăn là một trong những địa điểm độc đáo và kỳ lạ nhất.

Nó độc đáo vì Xiêng Khuôn không có chánh điện thờ Phật, nhưng lại tập hợp hơn 200 bức tượng chủ đề Phật giáo với nhiều phong cách khác nhau, với nhiều chủ đề ít thấy như tượng ở các ngôi chùa Phật giáo thường thấy.


Nguồn ảnh: Bùi Minh Huệ - Baohatinh.vn

Người lập ra Xiêng Khuôn là Luang Pu Bounleua Sulilat. Ông sinh ra tại thị trấn nhỏ ở Thái Lan vào năm 1932. Trong những năm đầu của mình, ông dành hết tâm trí cho việc nghiên cứu và trở thành một bậc thầy về điêu khắc. Vì một sự cố khi còn trẻ, nên ông đã gặp một nhà sư ở Ấn Độ. Do đó, trong các tác phẩm của ông có dáng vẻ của cả Phật giáo và Ấn Độ giáo.

Không thể phủ nhận rằng Bunleua Sulilat là một phù thủy điêu khắc.Tuy nhiên, trước khi hoàn thành công trình này, ông đã không may bị ngã từ một bức tượng và qua đời dưới bức tượng của chính mình ở tuổi 72. Để tưởng nhớ công lao của Sulilat, người đời sau đã dựng một điện thờ của ông trong khuôn viên để mọi người ghé thăm.


Tượng Phật nằm trong khuôn viên Xiêng Khuôn. (Ảnh: 163).

Ở Xiêng Khuôn, có một tượng Phật nằm khổng lồ là tác phẩm điêu khắc nổi tiếng nhất. Bức tượng này dài 45 m và là tượng Phật nằm lớn nhất ở Lào và thứ ba ở Đông Nam Á. Đức Phật gối đầu lên tay phải, tay trái nhẹ nhàng đặt bên hông, mặc áo cà sa, nhắm mắt lại, dáng vẻ thư thái và an lạc.

Một công trình nổi tiếng khác trong khuôn viên là tòa nhà hình cầu giống như một quả bí ngô lớn. Có ba tầng bên trong, tương ứng với "địa ngục", "trần gian" và "thiên đường". Bước vào cửa, bạn sẽ trực tiếp bước vào "trần gian" ở tầng hai. Các bức tượng của "trần gian" tương đối yên bình, hầu hết đều phản ánh các hoạt động khác nhau như ca hát, nhảy múa, lao động...

Có một hành lang bên dưới dẫn xuống dưới là tầng "địa ngục" tăm tối. Những bức tượng ở đây đáng sợ hơn nhiều, bày ra những cảnh tượng như tra tấn, trừng phạt...


Tầng "địa ngục". (Ảnh: 163).

Từ "trần gian", một con đường khác dẫn lên trên là "thiên đường". Những bức tượng ở tầng này rất tĩnh tại tạo nên sự tương phản rõ ràng với tầng "địa ngục". Sau khi vượt qua “cửa hẹp” cuối cùng của thiên đường, bạn có thể leo lên đỉnh của tháp thiên đường địa ngục.

"Thế giới dẫn đến cả thiên đường và địa ngục", đây có thể là điều mà chủ nhân của công trình muốn nhắn nhủ với thế hệ tương lai, căn dặn mọi người làm nhiều việc thiện hơn nữa để bước vào thiên đường của phúc lạc.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất