Đi tìm nguồn gốc sự thật về tấm thảm bay kỳ diệu trong truyện cổ tích phương Đông

Thảm bay là một trong những báu vật nổi tiếng nhất trong kho tàng cổ tích phương Đông. Loại kỳ vật này có mối liên kết lớn với những câu chuyện huyền ảo tại khu vực Trung Đông nhưng cũng được đề cập trong một số huyền thoại thuộc nhiều nền văn minh khác nhau trong lịch sử.

Bộ phim hoạt hình ‘Aladdin và cây đèn thần’ được Walt Disney sản xuất vào năm 1992 đã đưa hình ảnh thảm bay ra khắp thế giới. Bộ phim cũng gây lầm tưởng khi khiến đa phần mọi người tin rằng thảm bay xuất phát từ thế giới Nghìn lẻ một đêm.


Tấm thảm bay trong bộ phim Aladdin năm 1992 của Walt Disney.

Theo công bố của Viện Khảo Cổ Iran (tên gọi ngày nay của Ba Tư), bản thảo Galland, bộ văn bản cổ nhất chứa 282 câu chuyện nguyên sơ của bộ điển tích Nghìn lẻ một đêm, không hề đề cập nhiều tới tấm thảm bay.

Trong khi đó, chính những câu chuyện thuộc triều đại đức vua Solomon mới gợi mở được nhiều sự thật hơn cả về loại thảm bay kỳ diệu được nhắc tới trong cổ tích.

Qua quá trình tìm tòi và nghiên cứu, các học giả đã tìm thấy ít nhất một phiên bản ghi chép có tính xác thực về tấm thảm thần kỳ. Đó là một câu chuyện được viết vào thế kỷ 13 sau Công nguyên bởi học giả Do Thái mang tên Isaac Ben Sherira.

Đức vua Solomon là nhân vật lịch sử trong ghi chép cổ xưa của người Do Thái. Trí tuệ, sự giàu có và triều đại phát triển đỉnh cao của ông đã được người Do Thái tôn sùng như một huyền thoại. Nhà vua có một người tình là nữ hoàng của xứ Sheba, người từng đầu tư rất nhiều tiền của cho các giới giả kim và học thuật trên đất nước. Bà đưa vào cung những trí thức và nghệ nhân hàng đầu để tạo điều kiện giúp họ sáng chế ra những vật phẩm kỳ lạ.


Truyền thuyết về mối tình giữa vua Solomon và nữ hoàng xứ Sheba.

Tới một ngày, một trong số các học sĩ đã mang tới cho nữ hoàng một chiếc thảm nhỏ màu nâu có thể bay lơ lửng ở dưới thấp mặt đất. Nữ hoàng và các người hầu trong cung đã rất thích thú với sáng chế này. Họ thắc mắc liệu con người có thể ngồi trên chiếc thảm này không và yêu cầu vị học sĩ hãy tiếp tục tìm cách cải tiến báu vật này hơn nữa.

Nhiều năm sau, vị học sĩ đã thành công trong việc đặt con người ngồi trên tấm thảm do ông phát minh. Trong văn bản, Issac Ben Sherira không hề đề cập tới việc tấm thảm có di chuyển được hay không, chỉ nhắc tới việc nó có thể cho một người nằm hoặc ngồi lên trên đó. Khi nữ hoàng chứng thực được tin tốt lành, bà đã cho làm một tấm thảm kỳ diệu bằng lụa xanh, thêu đính vàng bạc đá quý và gửi cho đức vua Solomon như một món quà tình yêu.

Nhưng khi tấm thảm được gửi tới, đức vua Solomon lại đang quá bận rộn với việc xây dựng Đền thờ Jerusalem (di tích quan trọng nhất của huyền thoại Solomon). Ông không trực tiếp nhận món quà, mà thay vào đó đã đưa nó cho một trong những cận thần.


Có thể thảm bay từng là một phát minh có cơ sở của các nhà sáng chế thời cổ xưa.

Khi tin tức về sự đón nhận lạnh lùng đến tai nữ hoàng xứ Sheba, bà rất đau lòng và không còn muốn nghĩ tới các phát minh. Không có sự bảo trợ và đầu tư của hoàng gia, giới học sĩ cũng không đủ điều kiện để tiếp tục tạo ra những tấm thảm kỳ diệu, kiến thức bí truyền cũng vì thế dần mai một.

Có nhiều giả thuyết cho rằng, một số nghệ nhân trong đội ngũ học giả hoàng gia xứ Sheba đã phiêu bạt tới vùng Trung Đông. Nắm giữ một phần kiến thức về việc tạo ra thảm bay nhưng không đủ nguồn lực, họ chỉ có thể tạo ra những tấm thảm lơ lửng có chất lượng thấp nhưng vẫn gây được sự tò mò với giới bình dân thời đó.

Đây được coi là câu chuyện chân thực nhất đề cập tới nguồn gốc phát minh ra thảm bay. Trong thế giới hiện đại ngày nay, nhiều kiến thức cổ đại vẫn còn nằm nguyên trong vòng bí mật và khiến nhiều nhà khoa học phải bó tay trong việc giải mã. Phải chăng bí mật về tấm thảm bay trong câu chuyện về vua Solomon và nữ hoàng Sherira cũng nằm trong số đó?

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất