Điểm khác nhau giữa sự biến mất MH370 và QZ8501

Nhiều ý kiến cho rằng có sự tương đồng giữa việc các chuyến bay MH370 và phi cơ AirAsia biến mất, nhưng các chuyên gia chỉ ra nhiều điểm khác biệt, cho thấy khả năng tìm thấy QZ8501 lớn hơn nhiều.

Theo CNN, so sánh câu chuyện máy bay mất tích hôm qua với chuyến bay mất tích cách đây 10 tháng trên đường từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh, hai vụ việc này không giống nhau như ấn tượng nhiều người có ban đầu.

Khi MH370 biến mất, bộ thu tín hiệu bay dường như bị cố ý tắt đi, phi công trên máy bay dừng việc liên lạc qua radio và bay ngược hướng một cách đầy bí ẩn thêm vài giờ nữa, cho đến khi tất cả các dấu vết biến mất.

Người ta lo ngại rằng máy bay NH370 bị cướp và khủng bố, nhưng trong vụ việc lần này của AirAisa, không có những lo lắng đó.

"Lần này người ta vẫn giữ liên lạc bình thường với phi công, khi một dòng không khí xuất hiện gây khó khăn cản trở việc bay, phi công đã xin phép tăng độ cao để tránh nhiễu động", Peter Goelz, một chuyên gia hàng không, cựu quan chức ủy ban An toàn giao thông quốc gia Mỹ, nhận xét.


Hành trình bay của QZ8501 từ Indonesia đến Singapore. (Ảnh chụp màn hình: CNN)

Khu vực được cho là nơi MH370 rơi xuống là một vùng nước sâu lạ thường và bí ẩn. Vùng đáy biển nhiều nơi thậm chí chưa được biểu thị trên hải đồ, khiến việc xác định tín hiệu hộp đen cực kỳ khó khăn.

Còn QZ8501, nếu máy bay rơi xuống biển, rất có khả năng nằm trong khoảng cách vài nghìn m ở vùng biển nhiều phương tiện qua lại này, khiến việc định vị và tìm kiếm đơn giản hơn nhiều, các nhà phân tích nói.

Các hãng hàng không và chính phủ có nhiều kinh nghiệm từ vụ MH370 mất tích. Trước đó, khi chiếc máy bay phản lực của hãng Malasia Airlines biến mất hồi tháng 3, người ta vẫn lúng túng trong việc xác định vị trí nhiều giờ sau đó. Khi phát biểu, các quan chức thường đưa ra thông tin mâu thuẫn hoặc khó hiểu, còn gia đình hành khách và thân nhân phi hành đoàn thì phàn nàn về cách bị đối đãi.

Trong trường hợp này, cả quan chức chính phủ và quản lý hãng hàng không đều xuất hiện và đưa ra trợ giúp kịp thời. Gia đình hành khách trên chuyến bay của AirAsia được hỗ trợ tối đa.

Các quan chức Indonesia nhanh chóng đưa ra một kế hoạch tìm kiếm, điều động tàu hải quân cũng như kêu gọi giúp đỡ từ chính phủ Malaysia, Singapore và Australia.

Giám đốc AirAsia Tony Fernandes cam kết sẽ làm "tất cả những điều có thể" cho hành khách và phi hành đoàn. Bộ trưởng giao thông Malaysia cũng thông báo trên Twitter rằng "tôi sẽ luôn ở đó với các bạn".

"Ông ấy đang làm điều mà Malaysia Airlines không làm trong những giờ mất tích đầu tiên, những ngày tiếp theo và hàng tuần sau đó, là công khai thừa nhận đây là một vụ việc khủng khiếp",Will Ripley, phóng viên báo CNN đánh giá cao cách Fernandes xử lý cuộc khủng hoảng này.

"Trong vụ việc này, phản ứng của hãng hàng không và các nhà chức trách rất đồng bộ, họ đặt ưu tiên vào gia đình hành khách, đó là điều phải làm", ông Golez nói.

Xác định vị trí chính xác hơn về nơi chiếc máy bay mất liên lạc, vạch ra khu vực tìm kiếm nhỏ hơn và vùng biển tìm kiếm nông hơn, việc tìm kiếm chiếc máy bay của AirAsia chắc chắn dễ dàng hơn, Steven Wallace, cựu giám đốc Văn phòng điều tra tai nạn hàng không liên bang Mỹ, nói.

"Có vẻ như điều chúng ta đang nhìn thấy không gì giống với vụ 370 của Malaysia cả", Wallace nói. "Tôi không ngạc nhiên nếu chiếc máy bay được tìm thấy trong vòng 12 giờ tới, trong điều kiện ban ngày. Bởi họ đã biết khá chắc chắn về nơi chiếc máy bay mất liên lạc, vùng nước ở đó chỉ sâu khoảng 45m so với độ sâu khoảng 6.000m ở Ấn Độ Dương (nơi MH370 được cho là đã lâm chung)".

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất