Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn hít không khí từ bầu khí quyển của các hành tinh khác trong Hệ Mặt trời?

Hiện tại có tám hành tinh trong Hệ Mặt trời là sao Thủy, sao Kim, Trái đất, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ, sao Hải Vương, sao Thiên Vương.

Sao Thủy là hành tinh gần Mặt trời nhất, tuy nhiên nó lại là hành tinh có khối lượng và bán kính nhỏ nhất trong 8 hành tinh của Hệ Mặt trời.

Nhiệt độ bề mặt của nó có thể lên tới 427 độ C nên lực hấp dẫn của nó không đủ mạnh để duy trì bầu khí quyển ổn định trong thời gian dài. Theo đó bầu khí quyển của hành tinh này cũng rất mỏng. Lớp khí quyển mỏng này được giới hạn trong tầng ngoài vũ trụ trên bề mặt sao Thủy và bao gồm chủ yếu là một lượng nhỏ hydro và heli.

Hydro và heli về cơ bản là vô hại đối với cơ thể con người, nếu hít vào một lượng nhỏ thì ít ảnh hưởng, nhưng nếu hít vào quá nhiều có thể gây ngạt thở.


Khí quyển của sao Kim gấp 92 lần khí quyển của Trái đất

Sao Kim không có mặt trăng của riêng mình, nhưng có một bầu khí quyển dày đặc, gấp khoảng 92 lần khối lượng bầu khí quyển của Trái đất.

Thành phần chính của khí quyển sao Kim là carbon dioxide (khoảng 96,5%), ngoài ra nó còn chứa một lượng nhỏ nitơ (khoảng 3,5%) và một lượng nhỏ sulfur dioxide, argon, hơi nước, carbon monoxide, heli, neon, hydro clorua, hydro florua và các loại khí khác.

Trong số đó, sulfur dioxide và carbon monoxide là những khí độc hại đối với cơ thể con người. Nồng độ carbon monoxide tại hành tinh này là 17ppm, vẫn nằm trong phạm vi an toàn, tuy nhiên nồng độ sulfur dioxide (khoảng 150ppm) đã đạt đến nồng độ mà làm cho cơ thể con người cảm thấy khó chịu.

Sau khi hít một hơi ngắn không khí trên hành tinh này, bạn sẽ phải di chuyển ngay đến nơi có không khí trong lành hoặc thở bình oxy để tránh tổn cho cơ thể con người.

Còn nếu bạn hít một hơi dài, nó có thể gây ra những vết loét và phù phổi cho đến khi tử vong do ngạt thở.

Hành tinh thứ 3 trong Hệ Mặt trời chính là Trái đất, bởi vậy chúng ta sẽ không cần bàn luận gì về điều này.


Áp suất không khí trên bề mặt sao Hỏa bằng khoảng 0,6% bầu khí quyển của Trái đất.

Áp suất không khí trên bề mặt sao Hỏa bằng khoảng 0,6% bầu khí quyển của Trái đất và các thành phần chính của nó là carbon dioxide (95,32%), nitơ (2,7%), argon (1,6%), oxy (0,13%), carbon monoxide (0,07%), hơi nước (0,03%) v.v.

Trong số đó, carbon monoxide có hại cho cơ thể con người đã lên tới 0,07%, tức là 700ppm, ở nồng độ này nếu hít phải liên tục trong 45 phút sẽ gây ngộ độc. Tuy nhiên chỉ một lần hít cũng sẽ khiến cơ thể của bạn phải điều trị kịp thời để không gây ra tổn thất quá lớn về tính mạng và sức khoẻ.

Sao Mộc là hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt trời, là một hành tinh khí, chủ yếu bao gồm 88-92% hydro và 8-12% heli , đồng thời cũng chứa một lượng nhỏ khí mê-tan (khoảng 0,3%) và amoniac (0,026%).

Sao Thổ, cũng là một hành tinh khí, tương tự như sao Mộc, nhưng có hàm lượng hydro tương đối cao, với hàm lượng amoniac khoảng 0,0125%.

Hàm lượng amoniac trong bầu khí quyển của sao Mộc và sao Thổ chưa đến mức gây chết người, do đó nếu hít phải sẽ gây ra cảm giác khó chịu vì mùi hắc, nhưng nếu hít lâu dài có thể gây viêm mũi, viêm họng, phổi phù nề và các bệnh khác.

Trong số các vệ tinh tự nhiên của sao Mộc và sao Thổ, các vệ tinh chứa bầu khí quyển là: Io, Europa, Ganymede, Callisto, Enceladus và Titan.


Mặt trăng Io có bầu khí quyển mỏng.

Io có bầu khí quyển mỏng, áp suất khí quyển của nó bằng khoảng một phần tỷ so với Trái đất và các thành phần chính của nó là sulfur dioxide, natri clorua, sulfur monoxide và một lượng nhỏ oxy.

Trong số đó, sulfur dioxide chiếm hơn 30%, nếu hít thở ở nồng độ này trong thời gian dài có thể gây lở loét, phù phổi cho đến chết ngạt...

Bầu khí quyển của Europa cũng rất mỏng, thành phần chủ yếu là oxy, cacbon dioxide và metan, nếu hít phải một hơi, nó sẽ vô hại đối với cơ thể con người.

Ganymede, vệ tinh lớn nhất trong Hệ Mặt trời, có bán kính còn lớn hơn cả sao Thủy, trên đó có một bầu khí quyển trung tính loãng, thành phần chủ yếu là oxy, hít phải khí này là vô hại đối với cơ thể con người.

Bầu khí quyển của Callisto bị chi phối bởi carbon dioxide. Các thành phần chính của khí quyển Enceladus là hơi nước (91%), nitơ (4%), carbon dioxide (3,2%) và metan (1,7%).

Titan, vệ tinh tự nhiên lớn nhất của sao Thổ và là vệ tinh lớn thứ hai trong Hệ Mặt trời, là vệ tinh duy nhất trong Hệ Mặt trời có bầu khí quyển dày và áp suất khí quyển bề mặt của nó gấp khoảng 1,5 lần so với Trái đất.

Khoảng 98% bầu khí quyển của Titan là nitơ, đây là một trong những thiên thể giàu nitơ nhất trong Hệ Mặt trời. Ngoài nitơ, nó còn chứa các loại hydrocacbon khác nhau, chẳng hạn như metan. Người ta suy đoán rằng hít phải một hơi sẽ không ảnh hưởng nhiều đến cơ thể con người.


Vị trí các hành tinh trong Hệ Mặt trời.

Bầu khí quyển của hai hành tinh băng khổng lồ Thiên vương tinh và Hải vương tinh có thành phần rất giống nhau, thành phần chủ yếu là hydro, heli, metan và một lượng nhỏ các hợp chất hydro nặng.

Nếu chỉ nhìn vào thành phần, hít một hơi không khí tại hai hành tinh này sẽ không gây ra quá nhiều tổn thương cho cơ thể con người, nhưng bạn có thể sẽ bị tê cóng (nhiệt độ khí quyển của sao Thiên Vương khoảng âm 224 độ C ), hoặc bị bỏng (nhiệt độ khí quyển tầng nhiệt của sao Hải Vương có thể lên tới 500 độ C).

Trong số các vệ tinh tự nhiên của sao Thiên Vương và sao Hải Vương, chỉ có Triton được xác nhận là có bầu khí quyển. Triton là vệ tinh tự nhiên lớn nhất của sao Hải Vương, nhưng bầu khí quyển của Triton rất mỏng, chỉ 1,4 đến 1,9 pascal, thành phần chính là nitơ, có một lượng rất nhỏ khí metan và carbon monoxide gần bề mặt. Nếu chỉ hít một hơi không khí tại đây thì sẽ không có nhiều ảnh hưởng đến cơ thể con người.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất