Điều gì xảy ra khi cơ thể không đổ mồ hôi?
Cơ thể không đổ mồ hôi có thể là do chứng anhidrosis gây nên. Việc không thoát nhiệt kéo dài, khiến cơ thể không tự làm mát được có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng liên quan đến nhiệt độ như say nắng, co rút cơ hoặc kiệt sức.
Hội chứng không đổ mồ hôi là gì?
1. Tổng quan
Anhidrosis là tên gọi khác của tình trạng cơ thể không đổ mồ hôi như bình thường, điều này làm cho việc cơ thể tự làm mát không được, từ đó dẫn đến quá nóng, đôi khi dẫn đến say nắng và thậm chí tử vong.
Có nhiều yếu tố gây ra anhidrosis, trong đó gồm có chấn thương da, một số loại bệnh và thuốc điều trị.
Việc điều trị cơ thể không đổ mồ hôi do chứng anhidrosis gây ra có thể đạt hiệu quả cao khi tìm ra được nguyên nhân gây bệnh.
2. Các triệu chứng
Các dấu hiệu và triệu chứng của chứng anhidrosis bao gồm:
- Mồ hôi ít hoặc không có
- Chóng mặt
- Chuột rút hoặc yếu cơ
- Đỏ bừng
- Cảm thấy nóng
Tình trạng không thoát nhiệt có thể xảy ra trên hầu hết vùng da hoặc một khu vực nhất định trên cơ thể.
Việc một khu vực không thoát nhiệt được, sẽ dẫn đến việc bù trừ bằng cách tăng thoát nhiệt ở khu vực khác trên cơ thể. Anhidrosis ngăn cản cơ thể tự làm mát, vì vậy những người bị chứng Anhidrosis nên hạn chế tập thể dục cường độ cao, làm việc nặng nhọc và ra ngoài trời nắng để tránh nguy cơ bị chuột rút, kiệt sức vì nóng hoặc thậm chí say nắng.
Anhidrosis có thể là bệnh nguyên phát, hoặc là triệu chứng của một bệnh lý khác như bệnh tiểu đường hoặc chấn thương da.
Nếu gần như cơ thể không đổ mồ hôi khi thời tiết nóng, khi làm việc hoặc tập thể dục cường độ cao, hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị sớm.
Triệu chứng của chứng cơ thể không đổ mồ hôi có chóng mặt.
3. Nguyên nhân
Anhidrosis có thể là một tình trạng bẩm sinh hoặc do bệnh lý ảnh hưởng đến dây thần kinh và làn da, hoặc tình trạng mất nước. Thỉnh thoảng nguyên nhân gây chứng Anhidrosis không thể tìm ra.
Nguyên nhân chủ yếu gây chứng anhidrosis gồm:
- Tự bản thân mắc phải, như một số chứng loạn sản bẩm sinh ảnh hưởng đến sự phát triển của tuyến mồ hôi
- Tình trạng di truyền ảnh hưởng đến hệ thống trao đổi chất như bệnh Fabry
- Các bệnh mô liên kết như hội chứng Sjogren, gây khô mắt và miệng
- Tổn thương da do bỏng, xạ trị, các bệnh làm tắc nghẽn lỗ chân lông như bệnh vẩy nến
- Tổn thương thần kinh gây ra bởi các bệnh tiểu đường, nghiện rượu và hội chứng Guillain-Barre
- Thuốc như morphin và độc tố botulinum loại A, và những loại được sử dụng để điều trị rối loạn tâm thần
4. Các biến chứng
Các bệnh liên quan đến nhiệt là những biến chứng nghiêm trọng nhất của chứng anhidrosis. Trẻ em đặc biệt dễ bị tổn thương vì nhiệt độ cơ thể của chúng tăng nhanh hơn so với người lớn và cơ thể chúng giải phóng nhiệt kém hiệu quả hơn.
Việc không tự điều chỉnh được nhiệt độ có thể gây ra nhiều biến chứng cho cơ thể, đặc biệt là trẻ em, khi nhiệt độ tăng nhanh hơn và giải phóng nhiệt chậm hơn người lớn. Các biến chứng thường gặp của chứng Anhidrosis gồm:
- Co thắt do nhiệt: Các triệu chứng gồm có đau hoặc co thắt cơ. Khi bị tình trạng này, bạn nên nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát và uống thêm nước. Nếu tình trạng co thắt kéo dài trên 1 giờ thì cần đến bệnh viện ngay
- Kiệt sức: Các triệu chứng gồm suy nhược, buồn nôn và mạch nhanh. Trong tình huống này, người bệnh cần được đưa vào nơi mát mẻ và gọi cấp cứu nếu kéo dài trên 1 giờ
- Say nắng: Say nắng xảy ra khi nhiệt độ cơ thể từ 39,5 độ C trở lên gây đỏ, nóng hoặc khô da. Nếu không được điều trị ngay lập tức, say nắng có thể dẫn đến mất ý thức.
5. Phòng ngừa
Anhidrosis thường không thể ngăn ngừa được, nhưng các biến chứng nghiêm trọng của nó thì có thể. Theo đó, bạn cần chú ý:
- Mặc quần áo rộng, mỏng khi trời ấm.
- Ở trong nhà mát mẻ vào những ngày nóng.
- Dùng bình xịt có chứa nước để làm mát cơ thể.
- Theo dõi mức độ hoạt động chặt chẽ để tránh quá sức gây tăng nhiệt.
- Tìm hiểu các dấu hiệu của bệnh liên quan đến nhiệt độ và cách điều trị.
Việc cơ thể không đổ mồ hôi nhiều có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Vì thế, bạn hãy cân nhắc các yếu tố và thực hiện các biện pháp phòng ngừa, tránh những biến chứng nguy hiểm.
- Loãng xương là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- Bệnh lao hạch: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- Suy buồng trứng nguyên phát là gì?