Độc tính của kiến ba khoang mạnh gấp 15 lần nọc rắn hổ

Kiến ba khoang không đốt người mà độc tố giải phóng ra khi bị chà xát gây viêm da, bỏng da người do độc tính mạnh gấp 12-15 lần nọc rắn hổ.

Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, cơ thể kiến ba khoang có chứa độc tố pederin, độc tính mạnh gấp 12-15 lần nọc của rắn hổ nhưng do lượng tiếp xúc nhỏ và chỉ ở ngoài da nên không đủ gây chết người như nọc rắn. Chất độc trong cơ thể kiến giải phóng ra khi bị tác động, chà xát hoặc bị giết có thể làm tổn thương da người như bỏng da, viêm da.

Đây là côn trùng bay và chạy rất nhanh, thường sống ở các ruộng lúa, cỏ mục, vườn cây, bãi rác thải, công trình đang xây dựng... Chúng xuất hiện nhiều vào mùa mưa, khi độ ẩm cao. Kiến ba khoang ưa thích ánh sáng đèn ban đêm nên bay vào trong nhà theo ánh đèn, đậu vào quần áo, khăn mặt, giường chiếu, chăn màn... Hiện kiến ba khoang xuất hiện nhiều tại phía Bắc.


Kiến ba khoang có màu là các khoang đen - vàng cam xen kẽ, thân mình thon, dài như hạt thóc, dài 1 - 1,2cm, ngang 2-3mm, có 3 đôi chân, 2 đôi cánh. (Ảnh: cdc).

Biểu hiện lâm sàng khi bị kiến đốt

Tiến triển của bệnh sau khi bị kiến cắn

Phân biệt vết phỏng do kiến ba khoang cắn với zona

Viêm da tiếp xúc do côn trùng có thể bị nhầm với một số bệnh ngoài da, đặc biệt rất giống bệnh zona. Bệnh zona thường gặp ở những người từng bị thủy đậu, với các dấu hiệu báo trước như đau nhức dọc theo dây thần kinh ở nửa người, nơi vùng da chuẩn bị nổi thương tổn. Tổn thương cơ bản là các mụn nước lõm ở giữa, mọc thành chùm ở một bên cơ thể.

Cách phòng để không bị kiến ba khoang đốt

Kiến ba khoang không đốt người, cũng không phải loài truyền bệnh. Nó còn là bạn của nhà nông vì là thiên địch ăn một số loài sâu hại cây trồng. Điều quan trọng là phòng tránh nguy cơ bị dính nọc độc kiến.


Đề phòng côn trùng bay vào nhà bằng cách hạn chế mở cửa.

Biện pháp xử trí khi đã tiếp xúc (hoặc nghi ngờ tiếp xúc) với kiến ba khoang

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất