Đối mặt với loài báo biển tàn bạo
Bình tĩnh trước hàm răng sắc nhọn đang ngoác ra của con báo biển dài 3,66m, nhiếp ảnh gia Amos Nachoum liều lĩnh đưa ống kính thật gần để có bức ảnh tốt dù biết rất nguy hiểm.
Chụp ảnh trong môi trường thiên nhiên hoang dã là việc không dễ dàng. Nhóm của Nachoum đi trong bốn ngày bắt đầu từ Ushuaia trên bờ biển phía nam của Argentina trên một chiếc thuyền buồm để đến đảo Plenue, Nam cực.
Nhiệt độ không khí nơi đây trong những ngày hè khoảng chừng 10 độ và nhiệt độ dưới nước xuống dưới âm một độ. Do vậy, họ phải sử dụng bộ đồ lặn phù hợp để đảm bảo an toàn thân nhiệt ở dưới nước khoảng một giờ. Chỉ có những thợ lặn chuyên nghiệp mới có thể thực hiện được kiểu lặn này.
Tuy nhiên, ngoài nguy hiểm khi phải đối mặt với nhiệt độ môi trường và sức ép của nước khi lặn sâu, các nhiếp ảnh gia khoa học còn đối mặt với nguy hiểm từ loài sư tư biển. Đây là loài động vật có vú sống dưới nước duy nhất rất "hiểu chiến" với con người.
“Chúng tôi được các nhà sinh học dặn dò rằng, họ không được xâm lấn không gian báo biển và có bất kỳ hành động nào khiêu khích chúng”, Nachoum nói.
Nachoum cho biết: “Báo biển là kẻ săn mồi tàn ác và thầm lặng, nó sẽ phục kích con mồi bằng cách chờ đợi trong im lặng dưới đáy của những con kênh chạy dọc theo đảo. Sau đó, nó lao vào con mồi và giữ chặt bằng hàm răng chắc khoẻ. Một trong những hành vi quen thuộc nhất mà tôi từng thấy trong ảnh thế giới động vật hoang dã là báo biển sẽ đưa con mồi lên bề mặt nước và lắc cho đến khi mềm ra, rồi mới ăn nó”.
Mặc dù Nachoum từng lặn với cá mập trắng, chụp ảnh gấu bắc cực trong khoáng cách gần nhưng đối với ông nỗi sợ hãi lớn nhất là báo biển.
“Tôi đã thấy chúng quăng mình vào đá giữa một bầy chim cánh cụt và bỏ qua tất cả mọi thứ xung quanh để đuổi bắt bằng được một con chim cánh cụt mà chúng đã nhắm làm mục tiêu. Chúng hành động đơn độc, dứt khoát đối với con mồi đã chọn”, Nachoum cho biết.
Dưới đây là một số hình ảnh về quá trình tác nghiệp của Amos Nachoum: