Dự án Nam Cực-100: Thợ lặn Nga vươn tới kỷ lục thế giới
Các thợ lặn Nga từ Kazan (CH Tatarstan) sẽ thực hiện chuyến lặn sâu chưa từng thấy ngoài khơi bờ biển Nam Cực.
Các thành viên đoàn thám hiểm "Nam Cực-100" thuộc Hội Địa lý toàn Nga sẽ lặn xuống độ sâu trăm mét dưới mặt nước. Trong khu vực này chưa từng có ai làm được như vậy. Mục tiêu hành động không chỉ là lập kỷ lục lặn sâu mà còn cả nghiên cứu hệ thống thủy lực của vùng đại dương cực Nam. Tại những vĩ độ này, nếu lặn ở độ sâu 20 mét thì được xem là an toàn. Trong đại dương Nam Cực, những người Nga sẽ đi tiên phong – trước họ chưa từng có ai làm bất cứ điều gì như thế, - điều phối viên đề án "Nam Cực 100", ông Sergei Saleev giải thích với phóng viên đài "Sputnik".
“Phát triển những khả năng của con người là một trong những mục tiêu của cuộc thám hiểm. Bây giờ mức lặn sâu tới 100 mét có vẻ là không hiện thực đối với chúng tôi. Nhưng trong tương lai gần thông qua cuộc thám hiểm như chúng tôi sắp tiến hành thì con người sẽ cảm thấy 100 mét dưới nước sâu là chuyện bình thường”.
Flickr.com/Rita Willaert/cc-by-nc
Các thợ lặn Nga dự định lập kỷ lục trong vùng sát gần Trạm địa cực của Nga "Bellingshausen" trên đảo Vua George. Theo lời nhà điều phối của đề án "Nam Cực 100", cuộc lặn sẽ tiến hành trong vòng 3-4 ngày, còn một khoảng thời gian nào đó sẽ lo chuẩn bị và tìm kiếm địa điểm thích hợp.
“Vị trí chính xác sẽ phân định bởi độ an toàn. Nếu làm điều đó gần bờ, thì sẽ nhiều chim chóc và động vật ăn thịt. Ngoài ra sẽ chọn nơi mà chúng tôi có thể lấy mẫu, kiểm tra thiết bị ở độ sâu khoảng 100 mét”.
Chuyến thám hiểm hiện nay là giai đoạn thứ ba của đề án "Cực Lạnh”. Mục tiêu của đề án là nghiên cứu hệ sinh thái dưới nước của cực Bắc và cực Nam, phát triển phương pháp lặn trong điều kiện khắc nghiệt. Hai giai đoạn đầu được dành để nghiên cứu những chiếc hồ độc đáo của vùng Yakutia. Đã lập hai kỷ lục thế giới về lặn sâu ở vùng cực lạnh giá. "Lạnh đến mức chuột rút cả ở lưng”, - một thợ lặn kể lại cảm xúc của mình khi đó. Lần này, độ sâu còn lớn hơn – không phải 60 mét mà là 100 mét. Sẽ trải nghiệm những tình huống gì, chưa một ai biết trước. "Các chàng trai đã nhận nhiệm vụ dưới dạng thí nghiệm, - điều phối viên của đề án cho biết -. Họ cần ghi nhận tình trạng hoạt động của cơ thể mình - trước, trong và sau khi lặn sâu”.
Cuộc thử nghiệm đầu tiên dự kiến vào ngày 10 tháng Chạp. Những người chinh phục đại dương Nam Cực định trở về nhà sát năm mới. Các thợ lặn mang theo kinh Koran, Toru, tranh thánh Chính thống giáo Đức Mẹ Kazan để hộ thân đồng thời là biểu tượng của sự hợp tác giữa các dân tộc và tôn giáo. Bởi thành viên của đoàn thám hiểm là những người thuộc các dân tộc và tín ngưỡng khác nhau.