Giả thuyết mới về hệ mặt trời
Kết quả nghiên cứu mới đang thách thức giả thuyết hiện tại về sự hình thành của hệ mặt trời, vốn cho rằng một vụ nổ sao băng đã kích hoạt mọi thứ.
Các chuyên gia của Đại học Chicago (Mỹ) dẫn kết quả nghiên cứu về thiên thạch cho thấy đồng vị bức xạ sắt 60, dấu hiệu về một vụ nổ sao băng, có hàm lượng thấp chứ không dồi dào như các nghiên cứu trước.
Một vụ nổ siêu tân tinh ở tinh vân con cua đã lọt vào tầm ngắm của kính Hubble
Một số nhà thiên văn học đã đưa ra giả thuyết khá hấp dẫn: Chính sóng xung kích từ một vụ nổ siêu tân tinh gần đó đã kích hoạt quá trình hình thành của mặt trời, bằng cách tạo ra các khu vực đám mây bụi để hình thành phôi sao.
“Nếu bạn có hàm lượng sắt 60 cao trong hệ mặt trời, nó chính là chứng cứ cho sự hiện diện của một vụ nổ siêu tân tinh”, trang Space.com dẫn lời giáo sư chuyên ngành vật lý học thiên thể Nicolas Dauphas.
Tuy nhiên, giáo sư Dauphas và nhà đồng nghiên cứu Haolan Tang cho hay kết quả phân tích đã thu được số liệu hoàn toàn khác với những nghiên cứu trước đây, và họ cho rằng có thể các chuyên gia đã không tách được hoàn toàn hợp chất trong các mẫu thiên thạch, dẫn đến kết quả không chính xác.
Cả hai chuyên gia cho rằng hàm lượng thấp đồng vị sắt 60 có thể là do sự tích tụ lâu dài loại chất này từ vô số tàn tích của các ngôi sao trong quá khứ, chứ không phải do một vụ nổ siêu tân tinh nào đó ở vùng kế cận.