Giá trị dinh dưỡng của măng và ngộ độc măng

Măng là thức ăn rất sẵn ở miền núi nhất là ở những nơi có rừng tre, nứa, bương, trúc... Từ măng,

chế biến được nhiều món ăn ngon, đậm đà hương vị núi rừng: canh măng, bún xáo măng, măng hầm chân giò lợn, măng nấu xáo vịt. Vậy, giá trị dinh dưỡng của măng được đánh giá như thế nào và măng có độc hay không?

Về giá trị dinh dưỡng của măng tươi cũng tương tự như rau tươi. Măng cũng có đủ các chất protid, glucid, muối khoáng, vitamin, nhưng măng có nhiều chất xơ hơn rau và măng càng già tỷ lệ chất xơ càng cao, cứng hơn và khó tiêu hơn. Măng khô, do phơi khô bớt nước nên tỷ lệ các chất dinh dưỡng cũng cao hẳn lên.

Măng là một thức ăn được nhân dân ta dùng rất phổ biến. Tuy vậy khi ăn măng tươi chúng ta cần chú ý đề phòng ngộ độc vì trong măng có một chất độc gọi là glucozit sinh acid xyanhydric. Khi gặp men tiêu hoá trong dạ dày, gặp chất chua, glucozit bị thuỷ phân và giải phóng acid xyanhydric (HCN). Chính acid này gây ra ngộ độc, nôn mửa, giống như khi bị ngộ độc sắn. Một người lớn ăn phải 20mg acid xyanhydric có thể bị ngộ độc. Trẻ em, người già yếu nhạy cảm hơn.

Nhưng các bạn cũng không nên vì thế mà sợ ăn măng. Acid xyanhydric hoà tan trong nước và dễ bị bay hơi khi đun nóng, cho nên từ xưa nhân dân ta dã có kinh nghiệm luộc măng tươi bao giờ cũng phải đổ nước luộc đi, rửa măng lại, có khi luộc tới hai lần, lần nào cũng đổ nước luộc đi như vậy rồi mới nấu ăn, và thường hầm măng. Acid xyanhydric hoà tan trong nước luộc, nước rửa và bay hơi theo hơi nước sôi, măng còn lại ăn vừa ngon vừa không còn chất độc. Cũng vì vậy ngộ độc măng chỉ xảy ra khi ta ăn măng tươi chế biến không đúng cách chưa loại bỏ được acid xyanhydric, còn ăn măng ngâm nước, măng chua hoặc măng đã phơi khô không xảy ra ngộ độc có trong măng của nhân dân ta.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất