Giải mã "bí thuật đọc sách không "rơi rụng" thông tin của Bill Gates

Tỷ phú Bill Gates vốn nổi tiếng với thói quen đọc sách của mình. Trong một cuộc phỏng vấn với giới truyền thông, ông từng tiết lộ có thể đọc 50 cuốn sách mỗi năm. Vào những kỳ nghỉ, nhà đồng sáng lập Microsoft có thể ra 3 giờ mỗi ngày để đọc sách.

"Hãy đọc thật nhiều và tìm kiếm một kỹ năng bạn nghĩ rằng có thể tạo ra tác động tích cực với thế giới", ông nói.

Đặc biệt, khi Bill Gates muốn tìm hiểu về một điều gì đó và ghi nhớ nó thật tốt, ông thường đọc rất nhiều, không chỉ về chủ đề hiện tại mà còn về các chủ đề liên quan

Ví dụ, khi muốn tìm hiểu về khoa học, vị tỷ phú này thường đọc thêm cả về lịch sử của khoa học và về từng nhà khoa học cũng như những cuộc đấu tranh và hiểu biết sâu sắc của họ.


Bill Gates thường đọc rất nhiều, không chỉ về chủ đề hiện tại mà còn về các chủ đề liên quan. 

"Nếu bạn đọc thêm cả những cuốn sách đó thì sẽ hiểu rõ hơn về dòng thời gian, bản đồ, các ngành khoa học. Ngoài ra, việc bạn có một tầm nhìn rộng, bạn sẽ có một nơi để đặt mọi thứ vào. Nếu bạn đọc đủ, sẽ có sự tương đồng giữa những thứ khiến bạn dễ dàng bởi vì thứ này giống thứ kia".

Mặt khác, ông cho rằng nếu bạn phải học một thứ gì đó hoàn toàn mới, nơi không có khuôn khổ hay khuôn mẫu nào trong đầu bạn thì điều đó sẽ khó hơn rất nhiều.

Nghiên cứu về não bộ cho thấy nhà đồng sáng lập Microsoft hoàn toàn đúng. Việc tìm kiếm và xây dựng những thông tin xoay quanh chủ đề mà bạn cần tìm hiểu để khớp hoàn toàn với định hướng ban đầu bạn đặt ra có thể giúp bạn tiếp nhận nguồn thông tin tốt hơn, từ đó dễ dàng hơn trong việc học và có được những kiến thức mới.

Mới đây, một công trình nghiên cứu được công bố trên tạp chí Inc của các nhà khoa học Đại họ Pennsylvania làm việc trong lĩnh vực vật lý, khoa học thần kinh và kỹ thuật sinh học đã hợp tác để tiến hành một thí nghiệm hấp dẫn trên 360 tình nguyện viên. 

Trong thí nghiệm này, các đối tượng sẽ được nhìn vào các hàng năm ô vuông màu xám, một hoặc hai trong số đó sẽ chuyển sang màu đỏ. Khi điều đó xảy ra, những người tham gia được yêu cầu nhấn ngay các phím tương ứng trên bàn phím trước mặt họ. 

Các nhà khoa học đã theo dõi thời gian mất bao lâu kể từ khi các ô vuông chuyển sang màu đỏ cho đến khi đối tượng nhấn phím.


Bộ não được xây dựng để nhận diện ra những khuôn mẫu.

Điều mà những người tham gia không biết là các phím chuyển sang màu đỏ không hoạt động theo thứ tự ngẫu nhiên. 

Tất cả những phím đó chỉ hoạt động được ở một trong hai mẫu, mẫu "mô-đun", dựa trên 3 ngôi sao 5 cánh được liên kết hoặc mẫu "lưới" và dựa trên 5 hình tam giác được liên kết. 

Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng các đối tượng sẽ có thể bấm phím nhanh hơn nếu bộ não của họ nhận ra kiểu mẫu, do đó có thể dự đoán ô vuông nào sẽ chuyển sang màu đỏ tiếp theo. 

Quả thực, khi nhìn vào các ô vuông theo mô hình mô-đun dễ nhận biết hơn, các đối tượng có thể dự đoán ô vuông nào sẽ chuyển sang màu đỏ và nhấn các phím tương ứng nhanh hơn nhiều, mặc dù họ cũng mắc lỗi.

Phân tích phản ứng của họ, các nhà nghiên cứu kết luận rằng theo bản năng, chúng ta tìm kiếm các mẫu và sự tương đồng trong dữ liệu mà chúng ta tiếp thu

Hay như Gates nói, chúng ta tìm kiếm những thứ giống những thứ khác. Bộ não của chúng ta được kết nối để tìm các mẫu ở bất cứ đâu có thể và ưu tiên nhìn thấy các mẫu lớn đó hơn là hiểu đúng mọi chi tiết. 

Điều này hữu ích để học nhanh hơn và nhận ra các mẫu nhanh hơn - một kỹ năng có khả năng cứu mạng nếu mẫu cảnh báo về một mối nguy hiểm sắp xảy ra. Cũng quan trọng không kém, các nhà nghiên cứu cho biết nó cho phép chúng ta bảo tồn năng lượng tinh thần, một trong những nguồn tài nguyên quý giá nhất của chúng ta.


Chúng ta tìm kiếm các mẫu và sự tương đồng trong dữ liệu mà chúng ta tiếp thu. 

Do vậy, đó chính là lý do lớn khiến phương pháp đọc và nghiên cứu theo khuôn mẫu của Gates lại hiệu quả như đến như thế. Nếu bạn muốn tìm hiểu về một chủ đề nào đó, hãy mở rộng mạng lưới khi quyết định đọc hoặc học gì. 

Điều đó cho phép bộ não của bạn được hoạt động một cách tốt nhất, từ đó giúp nhận ra các khuôn mẫu và khuôn khổ bằng cách nhìn vào bức tranh toàn cảnh và không quá lo lắng nếu bạn mắc một vài sai lầm trong quá trình thực hiện.

Một trong những điều thú vị là các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng một số người nhìn thấy các khuôn mẫu tổng quát tốt hơn cũng có thể kém chính xác hơn, trong khi một số người giỏi nhận biết các chi tiết lại kém hơn trong việc nhận thức các mẫu tổng quát.

Hãy ghi nhớ những điểm khác biệt đó khi áp dụng vào trong cuộc sống, ví dụ thuê hoặc chỉ định người cho một dự án. Một nhóm kết hợp cả hai kỹ năng đó có thể trở nên lớn mạnh và làm việc nhóm tốt hơn.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất