Giải mã biểu tượng bí ẩn trên sa mạc Gobi, Trung Quốc

Công trình bí ẩn tại sa mạc Gobi, Trung Quốc được GoogleMap phát hiện hồi năm ngoái có thể là kết quả của các cuộc khảo sát địa chất tìm kiếm mỏ nickel - Daily Mail dẫn lời các nhà nghiên cứu cho biết.

Amelia Carolina Sparavigna, một Giáo sư vật lý tại Politecnico di Torino ở Ý, lập luận rằng bản đồ bí ẩn trên sa mạc Taklamakan ở phía tây Trung Quốc "rõ ràng do con người tạo ra".


Cận cảnh cấu trúc hình vuông bí ẩn trên sa mạc Gobi.

Nhà khảo cổ học nghiệp dư đã đưa ra phỏng đoán trên sau khi nghiên cứu một đoạn dài 8km của công trình có hình vuông ở sa mạc nằm gần thị trấn huyện Nhược Khương bằng cách sử dụng vệ tinh của Google Earth.

Phóng to hình ảnh lên, bà Sparavigna nhận thấy hình vuông này gồm các ô vuông có diện tích khoảng 40m2. Chúng giống như các gò hoặc cấu trúc thô tương tự như thế và được sắp xếp như mặt ngoài của một chiếc lốp xe đạp khổng lồ.

Bản đồ vệ tinh còn cho thấy một kết cấu nhân tạo hình tròn trên sa mạc dường như được tạo ra bởi các lỗ tương đối nhỏ hoặc các gò.


Kết cấu hình vuông bí ẩn.

Theo Giáo sư Sparavigna, chúng có thể là kết quả của các hoạt động nghiên cứu địa lý. Ngoài ra, cơ sở để bà tin rằng đó là kết quả của hoạt động khảo sát các mỏ quặng nikel là tuyên bố được phát hành gần đây của Trung Quốc về việc nước này phát hiện ra nguồn dự trữ quặng nikel khổng lồ lên tới 1,28 triệu tại đó.

Bà Sparavigna tin rằng các tấm bản đồ bí ẩn trên sa mạc Gobi là bằng chứng của một cuộc khảo sát địa chất toàn diện, bao gồm cả hoạt động đào hào và khoan lỗ lập bản đồ tiềm năng quặng.

Được biết, Giáo sư Sparavigna là người đi tiên phong trong hoạt động tiến hành khảo cổ học bằng vệ tinh của Google Earth. Bằng phương pháp này, bà đã tìm ra tàn tích của Loulan - một vương quốc cổ nằm trên con đường Tơ Lụa.

Tham khảo: Daily Mail

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất