Giải mã bộ gen của loài côn trùng gây hại nhất thế giới
Các nhà khoa học từ Tổ Chức CSIRO và trường đại học Melbourne ở Úc và Trường Cao Đẳng Y Khoa Baylor ở Houston, Texas, sắp có một khám phá có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các phương pháp mới, an toàn và bền vững hơn trong việc kiểm soát loài côn trùng gây hại trong nông nghiệp nhất thế giới - sâu bướm Helicoverpa armigera.
Bộ Trưởng Úc về Cải tiến, Công Nghiệp, Khoa Học và Nghiên cứu, Thượng Nghị Sĩ Hon Kim Carr, cho biết - tại Hội Nghị Quốc tế BIO 2008 ở San Diego, California – rằng nhóm nghiên cứu dự kiến giải xong trình tự bộ gen của loài sâu bướm này trong khoảng bốn tháng tới.
Bà phát biểu, “Việc này sẽ cho phép các nhà khoa học và nhóm chuyên gia hợp tác cùng nhau có thể nghiên cứu những phương pháp mới kiểm soát loài sâu gây hại này.”
Tiến sĩ Joanne Daly cho biết, “loài sâu bướm này kháng với gần như mọi loại thuốc trừ sâu hóa học và đe doạ khả năng tồn tại và phát triển độc lập lâu dài của các cây trồng biến đổi gen, các cây trồng dựa vào thuốc trừ sâu sinh học Bt.”
“Việc giải trình tự bộ gen sẽ hỗ trợ rất lớn cho nghiên cứu này bằng cách cải thiện sức mạnh, hiệu quả chi phí và sự am hiểu từ công trình gen của loài sâu bướm này và họ hàng của chúng H.zea,” Phó giáo sư trường đại học Melbourne, Philip Batterham, cho biết.
Thượng Nghĩ sĩ Carr nhận định rằng việc phát hiện ra gót chân A-sin của loài sâu bướm này là một việc cực kỳ quan trọng đối với nông nghiệp trên toàn thế giới.
Loài sâu này làm thiệt hại 225 triệu đô la 1 năm ở Úc – 5 tỷ đô la toàn cầu – cho các loại cây trồng như bong vải, quả đậu và rau củ.