Hạn hán ở vùng rừng Amazon gây biến đổi khí hậu
Ngày 9/2, các chuyên khu rừng nhiệt đới Amazon ở Nam Mỹ đã đẩy nhanh tiến trình biến đổi khí hậu trên toàngia khí tượng Liên hợp quốc và quốc tế xác nhận hạn hán nghiêm trọng ở cầu.
Các chuyên gia khí tượng Liên hợp quốc và Đại học Leeds của Anh cho rằng, rừng Amazon đã giảm mạnh khả năng hấp thụ khí CO2 từ khí quyển trong khi hàng triệu cây bị chết do hạn hán năm 2010 lại giải phóng lượng CO2 chúng tích tụ từ hơn 300 năm qua vào khí quyển. Lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính này có thể lên tới 5 tỷ tấn.
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science của Anh, hai đợt hạn hán năm 2005 và năm 2010 ở khu vực rừng Amazon đã đổ vào khí quyển tới 13 tỷ tấn CO2, tương đương với tổng lượng khí thải Mỹ và Trung Quốc, hai nước có lượng khí thải lớn nhất thế giới, thải vào khí quyển năm 2009.
Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Anh và Brazil từ năm 2005 cũng xác nhận cân bằng khí thải CO2 ở rừng Amazon đã thay đổi nghiêm trọng.
Trong hầu hết các năm, rừng Amazon hấp thụ 1,5 tỷ tấn CO2 từ khí quyển, nhưng trong và sau thời kỳ hạn hán năm 2005, rừng Amazon đã ngừng hấp thụ CO2 trong hai năm và trở thành nguồn thải CO2 lên tới 5 tỷ tấn trong thời kỳ từ 4-8 năm do hàng triệu cây chết giải phóng CO2.
Hiện tượng này sẽ được lặp lại, thậm chí còn nghiêm trọng hơn trong đợt hạn hán năm 2010 vì số cây chết nhiều hơn. Hạn hán năm 2010 trải rộng trên một khu vực rộng nhiều triệu km2.
Các nhà khoa học Liên hợp quốc và quốc tế lưu ý rằng, hai đợt hạn hán quy mô lớn trong các năm 2005 và 2010 là cực kỳ bất thường nhưng gần như trùng với dự báo về mô hình thời tiết tồi tệ của khu vực này.
Nghiên cứu "Đánh giá nguy cơ rừng Amazon đang chết dần" đã cảnh báo do biến đổi thời tiết, nạn phá rừng và cháy rừng, rừng Amazon sẽ bị mất 66% trong diện tích 5,3 triệu km2 hiện nay vào năm 2075, đồng nghĩa với việc rừng Amazon từ quy mô diện tích bằng toàn bộ nước Mỹ ở lục địa châu Mỹ co lại chỉ còn bằng diện tích bang Alaska.
Trong bốn năm qua, lượng mưa đã giảm 25 % ở khu vực Đông Nam rừng Amazon và gây ra cháy 10.000km2 rừng. Khói cháy rừng tiếp tục làm giảm lượng mưa khiến rừng ngày càng khô hạn.
Các nghiên cứu khoa học về rừng Amazon đều kết luận hầu hết các bằng chứng khoa học đều cho thấy biến đổi khí hậu đang được đẩy nhanh trong khi các hành động chính trị để ngăn chặn nó vẫn chậm trễ.