Hạn hán tại Tây Ban Nha trong 500 năm vừa qua

Một nhóm nghiên cứu Tây Ban Nha đã tái dựng những chu trình hạn hán tại đất nước này từ năm 1506 đến năm 1900 dựa trên ghi chép về nghi lễ cất giữ tại thánh đường Toledo, nhằm mục đích quan sát sự biến đổi của hạn hán trong 500 năm trở lại đây. Dữ liệu khí tượng học ngắn hạn và vòng phát triển của cây cũng được sử dụng để bổ sung cho những ghi chép trên.

Những tài liệu lịch sử như ghi chép về rogativas (những nghi lễ nông nghiệp có nguồn gốc từ thời La Mã) được biên soạn tại Thánh đường Toledo và những nhà thờ thị trấn, đã cho phép các nhà khoa học thu được hiểu biết về khí hậu học thời kỳ giữa năm 1506 và 1900 tại Toledo và Madrid, đặc biệt là những sự kiện thời tiết khắc nghiệt như hạn hán.

Sau khi đã gạn lọc thông tin này, các nhà khoa học công bố nghiên cứu của mình trên tạp chí Global and Planetary Change. Bài báo của họ cho thấy hạn hán tại Tây Ban Nha trong hầu hết thế kỷ 16 là ít thường xuyên và ngắn hơn so với những thời kỳ sau này. Tiêu biểu cho giai đoạn từ năm 1676 đến năm 1710 là sức ép hyđrô thấp, và hạn hán trong thế kỷ 19 cũng khá hiếm.

Tuy nhiên, “những đợt hạn hán nặng nề nhất được ghi chép lại trong giai đoạn từ cuối thế kỷ 16 đến thế kỷ 18”, Juan I. Santisteban. Một trong những tác giả của nghiên cứu đồng thời là nhà khoa học tại Đại học Complutense Madrid (UCM), cho biết.

Các nhà khoa học phát hiện rằng “hạn hán xảy ra thường xuyên hơn và nặng nề hơn trong những giai đoạn khác tại trung tâm của bán đảo trong Kỷ Băng Hà nhỏ, thời kỳ bao gồm cả khoảng thời gian được nghiên cứu. Mặc dù mức độ hạn hán tương đương với ngày nay, nhưng nghiên cứu không thể xác định rõ liệu những hạn hán ngày nay có kéo dài hơn những hạn hán trước đây hay không. Santisteban cho biết: “Nhu cầu lớn về nước ngọt ngày nay khiến việc thiếu nước trở nên trầm trọng hơn”.

Nghiên cứu cũng so sánh những kết quả này với những kết quả từ các ghi chép khác trong khu vực Địa trung hải. Santisteban giải thích: “Những khác biệt đáng kể được quan sát thấy giữa mức độ thường xuyên và độ dài của những đợt hạn hán – chúng tôi tìm thấy những giai đoạn mưa nhiều và hạn hán ở cùng một thời điểm tại những vùng khác nhau của bán đảo Iberian cũng như những khác biệt giữa miền Bắc và miền Nam”.

Phân tích tổng hợp của thông tin về hạn hán và áp suất không khí – được các nhà nghiên cứu từ UCM, Học viện mỏ địa chất Tây Ban Nha, và Đại học Barcelona thực hiện – cho thấy những giai đoạn thường xuyên hạn hán trùng hợp với những giai đoạn khả quan của Bắc Đại Tây Dương, tạo ra điều kiện khí hậu không gió xoáy tại Azores. Tuy nhiên, họ cũng thêm vào rằng “địa hình của bán đản Iberian có thể là nguyên nhân cho tính không thống nhất của hiện tượng hạn hán”.

Những nghi lễ tổ chức tại Thánh Đường Toledo được quản lý chặt chẽ bằng một số điều luật của nhà thờ, và khá đa dạng tùy theo điều kiện khí tượng học. Tại Tây Ban Nha, những tài liệu lịch sử thánh đường của nhiều giáo khu đem lại ghi chép liên tục kể từ thế kỷ 16.

Dữ liệu về rogativas được các nhà khoa học phân tích đến từ 3 nguồn – 121 quyển sách giáo hội ghi chép từ Thánh đường Toledo, ghi lại cuộc sống hàng ngày từ năm 1466 đến năm 1599, quyển sách của Juan Bautista de Chaves Arcayos (người tóm tắt tài liệu từ năm 1434 đến năm 1599 và thêm những cập nhật của bản thân ông), và 311 quyển sách giáo hội (1464-1914).

Chuỗi những nghi lễ rogativas bao gồm 341 người cầu nguyện cho mưa, 36 người cầu nguyện cho thời tiết thuận hòa và 94 nhóm cảm ơn (nghi lễ để chúc mừng sự kết thức của hiện tượng khí hậu học bắt buộc phải có đối với rogativa). Rất nhiều lễ rogativas là một phần của nghi lễ mùa xuân.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất