Hãy nhớ, tuyệt đối không được check-in với thứ này khi đi biển Phú Quốc

Nhiều người lầm tưởng thứ này là phụ kiện để chụp ảnh sống ảo, nhưng sự thật là đang phá hoại môi trường.

Thời điểm này các vùng biển phía Nam cả nước đang vào mùa đẹp nhất: biển lặng, nước trong, trời đẹp, ngắm được hoàng hôn, khí hậu không quá nóng gắt… Vì thế từ cuối tháng 3, người người nhà nhà đã rục rịch đi biển và đảo ngọc Phú Quốc là một trong những địa điểm đang đông du khách nhất đợt đầu hè này.


Tháng 4 hàng năm có hàng trăm đàn sao biển kéo đến sát bờ.

Đến với Phú Quốc dịp cuối tháng 3 - đầu tháng 4, du khách đa phần đều tìm đến Rạch Vẹm - làng chài phía Bắc đảo ngọc vì nơi đây đang vào mùa sao biển. So với bãi Sao, bãi Dài, Hòn Thơm…, Rạch Vẹm chỉ rộng khoảng 20km2, còn khá yên bình, chưa được khai thác du lịch nhiều nên được du khách trẻ chuộng tìm đến khám phá. Làng chài hoang sơ này còn được mệnh danh là “vương quốc sao biển” vì tháng 4 hàng năm có hàng trăm đàn sao biển kéo đến sát bờ, nước trong vắt nên nhìn rất rõ. Khách du lịch khó lòng “cưỡng lại” việc sống ảo cùng sao biển là vì thế.

Tuy nhiên, chụp ảnh cùng sao biển là vấn đề nghiêm trọng nhất du khách cần lưu ý khi đến Rạch Vẹm và các vùng biển tương tự. Sao biển là sinh vật sống dưới nước, chỉ sinh tồn được 10 giây khi bị nhấc lên khỏi mặt nước. Vậy nên nếu vì thiếu hiểu biết hay cố tình cầm sao biển/xếp sao biển lên bờ để chụp ảnh sẽ giết chết chúng.


Chụp ảnh cùng sao biển là vấn đề nghiêm trọng nhất du khách cần lưu ý. (Ảnh sưu tầm).

Nhưng nếu suy nghĩ “cầm sao biển lên miễn dưới 10 giây là được” thì bạn cũng đã lầm. Ngoài tác nhân về nhịp thở, sao biển còn có thể bị stress khi thay đổi môi trường đột ngột, đảo lộn lối sống và khả năng sinh học. Chúng có thể hồi phục nhưng mất rất nhiều thời gian sau đó.

Ngoài ra, việc dùng tay không bắt sao biển ra khỏi nước không đúng kỹ thuật cũng có thể gây ra cái chết cho chúng - một cái chết từ từ và đau đớn. Da người thường có một lớp dầu và ti tỉ vi khuẩn sinh trưởng trong đó, đặc biệt là đôi tay. Cơ thể sao biển được bao phủ bởi những mô mỏng và mềm, chúng có nguy cơ nhiễm độc tố cao dù bạn chỉ chạm nhẹ.

Một lần nữa xin nhắc nhở: Đừng bao giờ sử dụng sao biển như đạo cụ check-in khi đi biển nếu bạn không muốn trở thành kẻ huỷ hoại môi trường!

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất