Hệ Mặt trời có hành tinh thứ 9 sở hữu đại dương và sự sống?

Trong chuyến tham quan Tòa nhà Khoa học kỹ thuật Hàng không Vũ trụ tại Đại học Colorado Boulder (Mỹ), ông Jim Bridenstine, quản trị viên của NASA, vừa có một tuyên bố gây choáng váng: "Theo quan điểm của tôi, sao Diêm Vương là một hành tinh".

Theo cách nói trên, Hệ Mặt trời của chúng ta sẽ có 9 hành tinh chứ không phải 8 như các tài liệu thiên văn hiện hành cho biết.


Cảnh trên sao Diêm Vương với mặt trăng Charon khổng lồ và Mặt trời bé nhỏ xa thẳm - (ảnh đồ họa từ dữ liệu của New Horizons - NASA).

Thực ra sao Diêm Vương từng được coi là hành tinh kể từ khi được phát hiện vào năm 1930, nhưng trong quá trình phát triển của thiên văn học, người ta tìm thấy nhiều vật thể còn "ra dáng" hành tinh hơn thiên thể này nên đã "giáng cấp" sao Diêm Vương thành hành tinh lùn từ năm 2006.

Tuy nhiên, phát biểu mới từ người đứng đầu NASA là một tuyên bố có trọng lượng, bởi họ là cơ quan hàng không vũ trụ duy nhất trên thế giới có tàu vũ trụ bay đủ xa để nghiên cứu thực sự rõ ràng về thiên thể này. Đó là sứ mệnh từ năm 2015 của con tàu mang tên New Horizons.

Các dữ liệu mà New Horizons thu thập được, cùng nhiều dữ liệu khác từ các kính viễn vọng hiện đại nhất thế giới trong thời gian qua đã cho thấy sao Diêm Vương còn nhiều bí mật chưa khai phá. Trong đó nổi bật là nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà khoa học Alan Stern, người đứng đầu sứ mệnh Horizons, kêu gọi phân loại lại thiên thể này.

Gần đây nhất, vào tháng 5/2019, một nhóm khoa học gia đến từ Đại học Hokkaido, Viện Công nghệ Tokyo, Đại học Tokushima, Đại học Osaka, Đại học Kobe (Nhật Bản) và Đại học California ở Santa Cruz (Mỹ) cũng nhờ dữ liệu từ tàu Horizons của NASA mà khám phá ra bằng chứng về một đại dương ngầm với nước lỏng nằm bên dưới thùy bên bên trái Sputnik Planitia của cánh đồng băng giá hình trái tim trên sao Diêm Vương. Nước dạng lỏng gắn liền với cơ hội tồn tại sự sống ngoài hành tinh, nhóm nghiên cứu này cho biết.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất