Hệ mặt trời được tạo thành từ những ...hòn đá?

Các nhà khoa học Hoàng gia London (Anh) đã đưa ra bằng chứng về địa chất đầu tiên để chứng minh cho những giả thuyết trước đây, dựa vào mô hình trên máy vi tính và những thí nghiệm về cách mà những hòn đá được tạo nên như thế nào để hình thành nên hệ mặt trời.

Nghiên cứu này đã chứng minh cho giả thuyết rằng, vật chất rắn ban đầu trong hệ mặt trời là rất nhẹ và xốp, nó được nén lại thành những hòn đá cứng qua các thời kỳ biến đổi dữ dội, và đây là nền móng hình thành nên các hành tinh như Trái Đất hiện nay.


Những hòn đá tạo thành hệ mặt trời.

G.S Phil Blan, người đứng đầu cuộc nghiên cứu cho biết: nghiên cứu này có tính thuyết phục hơn các nghiên cứu trước đây vì những hòn đá chondrite cacbon ban đầu được hình thành từ những tinh vân hỗn loạn.

Nghiên cứu đã gợi ý rằng, chính sự biến đổi không ngừng này đã tạo nên những hạt ban đầu mà theo thời gian chúng kết dính và chắc dần tạo nên những hòn đá nhỏ.

Các nhà nghiên cứu đã đưa ra kết luận sau khi thục hiện một bản phân tích chi tiết về một mảnh nhỏ của một thiên thạch chondrite cac - bon được cho là thuộc vành đai thiên thạch giữa Sao Mộc và sao Hỏa.

Nó được hình thành thời tiền hệ Mặt trời khi những hạt bụi cực nhỏ va vào một hạt khác nó sẽ kết dính lại với nhau, kết hợp thành các khối xung quanh những hạt lớn hơn (hạt này được gọi là chondrule) có kích thước khoảng một milimet.

Để phân tích một mẫu chondrite các bon, nhóm nghiên cứu đã sử dụng công nghệ chia phân tán điện tử, đốt các điện tử trong mẫu vật.

Họ đã quan sát kết quả thông qua một chiếc kính hiển vi để nghiên cứu cấu trúc bên trong. Kỹ thuật này cho phép các nhà khoa học có thể nghiên cứu được hướng cũng như vị trí của các hạt có kích thước nhỏ một micromet bao xung quanh hạt chondule.

Đội nghiên cứu cũng đưa ra một phương pháp mới để tính được lượng nén mà viên đá trải qua từ lúc nó mới là một cấu trúc giản đơn, mong manh ban đầu.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất