Hệ sao nhị phân độc đáo cực hiếm gặp trong vũ trụ

Các nhà thiên văn học mới phát hiện ra một hệ sao nhị phân cực hiếm gặp trong vũ trụ. Một trong những hệ nhị phân có một ngôi sao lớn hoàn toàn che khuất ngôi sao kia.

  • Hố đen khổng lồ nuốt chửng các vì sao
  • Sự sống tồn tại trong hệ sao đôi?
  • Lần đầu tiên phát hiện ngôi sao chui vào ngôi sao

Phát hiện hệ sao nhị kỳ lạ trong vũ trụ

Sử dụng vệ tinh Gaia của ESA, các nhà thiên văn học đa quốc gia đã phát hiện ra một hệ sao nhị phân vô cùng độc đáo trong vũ trụ. Đây là lần đầu tiên con người biết đến một hệ sao kỳ lạ đến vậy, khi một ngôi sao lớn hoàn toàn che khuất ngôi sao kia.

Hệ sao nhị phân này được đặt tên là Gaia 14aae nằm trong chòm sao Draco ước tính cách Trái Đất khoảng 730 năm ánh sáng. Hệ gồm hai ngôi sao này được biết đến như một "biến đại hồng thủy". Sở dĩ gọi như vậy vì trong hệ, một ngôi sao lùn trắng siêu dày đã "ăn cắp" khí từ ngôi sao đồng hành của nó, tạo cảm giác như chúng đang "ăn thịt" nhau.

Quan sát kỹ hệ thống này, các nhà khoa học phát hiện ra rằng, Gaia 14aae là một hệ sao sao nhị phân lấn át hiếm gặp. Trong đó, ngôi sao lớn trực tiếp đi qua trước ngôi sao kia và hoàn toàn che khuất nó khi nhìn từ Trái Đất. Hai ngôi sao quay quanh nhau, do đó, nhật thực toàn phần xảy ra 50 phút một lần.

Trong hệ Gaia 14aae, ngôi sao lớn có khối lượng gấp 125 lần Mặt Trời. Trong khi ngôi sao còn lại có kích thước tương đương với Trái Đất nhưng lại có trọng lượng vô cùng nhẹ, chỉ nặng bằng 1% khối lượng ngôi sao lớn.


Việc khám phá ra hệ sao nhị phân này có đóng góp quan trọng trong thiên văn học. (Ảnh Sci-news).

Đội ngũ các nhà khoa học cũng thấy rằng hệ này có chứa một khối lượng lớn khí heli nhưng không có hydro. Điều này khiến hệ sao nhị phân trở nên bất thường vì hydro là nguyên tố phổ biến nhất trong vũ trụ. Do thiếu hydro nên hệ sao Gaia 14aae này là hệ thống rất hiếm gặp của AM Canum Venaticorum (AM CVn), một dạng biến hồng thủy mà cả hai ngôi sao đều không có hydro.

Hệ thống AM CVn bao gồm một ngôi sao lùn trắng, nhỏ và nóng đang "nuốt" ngôi sao đồng loại của nó. Lực hấp dẫn từ ngôi sao lùn trắng quá lớn nên buộc ngôi sao đồng hành phải phồng lên giống như quả bóng lớn và di chuyển về phía nó.

Hệ thống AM CVn được các nhà khoa học đánh giá cao bởi chúng nắm giữ chìa khóa của một trong những bí ẩn lớn nhất trong vật lý thiên văn hiện đại: Nguyên nhân dẫn đến vụ nổ siêu tân tinh Type Ia. Vụ nổ này xảy ra trong hệ nhị phân và là phần quan trọng trong vật lý thiên văn vì độ sáng của nó có thể là công cụ quan trọng để đo lường sự mở rộng của vụ trụ.

Hiện các nhà khoa học vẫn chưa biết trong trường hợp hệ Gaia 14aae này, liệu hai ngôi sao có va chạm và gây ra một vụ nổ siêu tân tinh hay không và liệu ngôi sao lớn có hoàn toàn "nuốt chửng" ngôi sao nhỏ không.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất