Hiện tượng kỳ lạ khiến Alaska đang chìm trong bóng đêm, không có Mặt trời
Utqiaġvik, một thị trấn nằm tại cực Bắc Alaska đang trải qua một hiện tượng khoa học thú vị.
Do có vị trí độc đáo ở vĩ độ 71,29 N, nằm cách 531km về phía bắc của Vòng Bắc Cực, thị trấn xa xôi này sẽ có 67 ngày chìm hoàn toàn trong bóng tối. Hiện tượng này còn được biết đến với tên gọi “đêm vùng cực”.
Khung cảnh buổi sáng của thị trấn Utqiaġvik vào sáng ngày 18/11. (Ảnh: University of Alaska at Fairbanks).
“Đêm vùng cực đối lập với vị trí của Mặt trời, không khu vực nào trên Mặt trời có thể chiếu sáng đến vị trí này. Đây là hiện tượng chỉ xảy ra trong vòng tròn cực”, trang web TimeandDate.com cho biết.
Từ lâu, khi Trái đất bắt đầu nghiêng khuất với Mặt trời, phần lớn khu vực phía trên Vòng Bắc cực sẽ bị bóng tối bao phủ. Đêm vùng cực có thể kéo dài đến 6 tháng. Tại thời điểm đó, bạn càng đi xa về phía Vòng Bắc Cực, bầu trời xung quanh sẽ càng tối.
Với vị trí đặc biệt, thời gian xuất hiện bình minh và hoàng hôn của khu vực Bắc Bán cầu sẽ không giống bất kì nơi nào trên Trái đất. (Ảnh: NOAA).
Ngược lại, vào mùa hè, mặt trời sẽ xuất hiện liên tục 24 giờ mỗi ngày. Mặt Trời thậm chí sẽ chiếu sáng vào nửa đêm từ ngày 11/5-18-8.
Theo Alaska.org, Mặt trời đã lặn vào ngày 18/11/2020. Sau 67 ngày trong bóng tối, thị trấn Utqiaġvik sẽ có bình minh vào ngày 23/1/2021, 3 ngày sau khi Mỹ chính thức có tổng thống mới.
Tuy nhiên, theo Cơ quan Thời tiết Quốc gia – Fairbanks, Mặt trời sẽ vẫn xuất hiện khoảng 3 tiếng ở Utqiaġvik trong thời điểm diễn ra đêm vùng cực. Đây là khoảng thời gian hiếm hoi khi Mặt trời thấp hơn 6 độ so với đường chân trời.
- Nhện đực trói bạn tình trước khi giao phối để tránh bị ăn thịt
- Nhầm vòi phun nước là bạn tình, rắn nâu độc "mây mưa" không biết mệt
- Xe điện buggy in 3D làm từ nhựa tái chế