Hiện tượng thay đổi ngôn ngữ sau khi hôn mê

Khi người đàn ông Úc Ben McMahon, 22 tuổi, tỉnh dậy sau cơn hôn mê do chấn thương vì tai nạn xe hơi nghiêm trọng, anh hầu như quên tiếng Anh nhưng sử dụng thành thạo tiếng Hoa.

Trước khi bị tai nạn, Ben chỉ học chút ít tiếng Hoa ở trường trung học và không thể nói lưu loát ngôn ngữ này. Sau khi tỉnh dậy, anh viết bằng chữ Hán “Con yêu cha”, Con yêu mẹ” và nói tiếng Hoa như người Trung Quốc.


Ben McMahon nói tiếng Hoa lưu loát sau hôn mê dù trước đó chỉ học qua loa

Ngược lại, sau khi qua cơn hôn mê, người đàn ông sống tại TP Melbourne này chỉ nói được chút ít tiếng Anh và phát âm giống người ngoại quốc. Hiện Ben đã sang Trung Quốc, sinh sống tại TP Thượng Hải.

Đây không phải là trường hợp thay đổi ngôn ngữ sau hôn mê lần đầu tiên được ghi nhận. Một câu chuyện tương tự đã xảy ra với một thiếu nữ Croatia hồi năm 2010. Theo báo Anh Daily Mail và The Telegraph, cô bé 13 tuổi tỉnh dậy sau cơn hôn mê kéo dài 24 giờ đã quên mất tiếng Croatia nhưng sử dụng thành thạo tiếng Đức. Trước đó, cô bé chỉ học những bài học căn bản tiếng Đức và từng xem các chương trình truyền hình tiếng Đức nhưng không nói lưu loát như sau cơn hôn mê. Giám đốc Bệnh viện TP Split ở Croatia nhận định về trường hợp này: “Chúng ta không thể biết khi hồi phục sau hôn mê, não đã phản ứng như thế nào".

Một số nhà khoa học gọi hiện tượng này là “bilingual aphasia”, theo tập san Discovery, Những ngôn ngữ khác nhau được lưu giữ tại những vùng khác nhau ở não và khi vùng ngôn ngữ nào đó bị thương tổn thì hoạt động ở não có thể chuyển sang vùng lưu giữ ngôn ngữ khác.

Tiêu đề đã được khoahoc.news đổi lại.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất