Hồ sơ Byzantine tiết lộ sự thật về "nhịp sống" của Trái đất

Những ghi chép từ một thiên niên kỷ rưỡi trước đã cho phép các nhà khoa học tinh chỉnh phép đo về sự thay đổi vòng quay của Trái đất.

Vòng quay của Trái đất đã thay đổi thế nào kể từ khi hình thành, hay nói cách khác là những thay đổi theo thời gian của Trái đất đã có những tác động ra sao? Đây luôn là những câu hỏi khiến các nhà khoa học đau đầu đi tìm lời giải.


Nhật thực toàn phần chụp tại Úc vào năm 2012. (Ảnh: Getty).

Mới đây, theo tiết lộ của một nhóm các nhà khoa học đến từ Đại học Nagoya, Đại học Tsukuba và Đài quan sát Thiên văn Quốc gia Nhật Bản, việc xem xét cẩn thận các tài liệu lịch sử từ Đế chế Byzantine có niên đại hơn 1 thiên niên kỷ trước đã giúp họ có được những kiến thức mới, chặt chẽ hơn đối với tốc độ quay bị biến thiên của Trái đất.

Tài liệu cũng lấp đầy một khoảng trống đáng kể ghi lại lịch sử quay của Trái đất kéo dài từ khoảng thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ thứ 7 sau Công nguyên.

Được biết, tài liệu Byzantine vốn dĩ là bản ghi chép tay của người Byzantine cổ đại, ghi lại thời gian và địa điểm của những lần nhật thực diễn ra trong năm.

Theo nhà nghiên cứu Koji Murata từ Đại học Tsukuba, mặc dù những hậu duệ từ thời kỳ này đã thất lạc, song các trích dẫn, bản dịch... được các thế hệ sau ghi lại đã cung cấp những thông tin có giá trị.

Cụ thể, dựa trên tài liệu này, các nhà khoa học đặt giả thuyết rằng một ngày chỉ dài 18 giờ cách đây 1,4 tỷ năm, và ngắn hơn hiện nay khoảng nửa giờ (tương đương 23,5 giờ) ở thời điểm cách đây 70 triệu năm.

Họ ước lượng rằng hành tinh của chúng ta đang quay chậm lại, với độ dài mỗi ngày tăng lên khoảng 1,8 mili giây mỗi thế kỷ.


Trái đất có xu hướng quay chậm lại. (Ảnh: Shutterstock).

Tuy nhiên, họ phát hiện thấy có những dao động kỳ lạ diễn ra trong khoảng 6 năm, khiến độ dài của một ngày tăng lên hoặc giảm đi 0,2 giây. Sự bất thường này dường như xảy ra do một sự chao đảo trong trục quay của Trái đất.

"Chúng tôi tìm thấy dữ liệu đáng tin cậy về vị trí và thời gian xảy ra nhật thực, bao gồm 5 lần nhật thực toàn phần xảy ra từ thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ thứ 7 ở khu vực Đông Địa Trung Hải, vào các năm 346, 418, 484, 601 và 693 sau Công nguyên", Murata cho biết.

Từ những thông tin này, các nhà khoa học đã có thể tính ra giá trị ΔT (delta-T) - được biết đến như một thước đo tác động đến việc Trái đất rời khỏi chu kỳ quay Trái đất vốn có.

Trước đây, chúng ta từng biết rằng tốc độ quay của Trái đất phụ thuộc vào nhiều yếu tố, từ điều kiện khí hậu, môi trường, lực cản của tầng khí quyển, đến quỹ đạo mở rộng của Mặt Trăng... Tuy nhiên nhờ nghiên mới đây, chúng ta biết thêm số lần xảy ra nhật thực và tần suất của chúng cũng có thể chịu ảnh hưởng.

Được biết, giá trị của ΔT vào đầu năm 1902 xấp xỉ bằng 0. Tuy nhiên đối với năm 2002, giá trị này vào khoảng 64 giây. Như vậy, các vòng quay của Trái đất trong giai đoạn đó đã kéo dài hơn khoảng 64 giây.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất