Hóa thạch khủng long hoàn toàn khớp với cây tiến hóa
Một nghiên cứu gần đây của các nhà nghiên cứu tại Đại học Bath và Bảo tàng lịch sử tự nhiên London đã phát hiện rằng kiến thức của các nhà khoa học về sự tiến hóa của khủng long là rất trọn vẹn.
Các nhà sinh vật học tiến hóa sử dụng hai cách để nghiên cứu sự tiến hóa của những loài thực vật và động vật thời tiền sử: đầu tiên họ sử dụng những kỹ thuật phóng xạ niên đại để xếp những hóa thạch theo thứ tự thời gian tùy theo độ tuổi của đá mà chúng được phá thiện (địa tầng học); cách thức hai họ quan sát và phân loại thuộc tính của những phần còn lại đã bị hóa thạch tùy theo họ hàng của chúng (hình thái học).
Tiến sĩ Matthew Wills thuộc Khoa Sinh hóa Đại học Bath cùng Tiến sĩ Paul Barrett thuộc Bảo tàng lịch sử tự nhiên và Julia Heathcote tại Cao đẳng Birkbeck (London) đã phân tích dữ liệu thống kê từ những hóa thạch của 4 nhóm khủng long chính để xem xét độ chính xác của những hóa thạch này khi khớp với cây tiến hóa của chúng.
Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng ghi chép hóa thạch khủng long đã được nghiên cứu, từ thằn lằn khổng lồ đến những khủng long ăn thịt hai chân như T. rex, hoàn toàn khớp với cây tiến hóa, có nghĩa rằng cách nhìn nhận hiện hành về sự tiến hóa của loài vật này là hoàn toàn chính xác.
“Khi cả hai đều kể cùng một câu truyện, giải thích phù hợp nhất là cả hai cùng phản ánh sự thật. Nếu chúng không khớp nhau, và trật tự động vật trên cây tiến hóa bất đồng với trật tự niên đại, bạn có thể có một cây tiến hóa sai lệch, hoặc những hóa thạch còn thiếu, hoặc cả hai”.
“Những gì chúng tôi cho thấy trong nghiên cứu này đó là tính thống nhất đối với khủng long là rất tốt, có nghĩa rằng chúng ta có thể đặt niềm tin vào kiến thức của chúng ta về lịch sử tiến hóa của loài vật này. Nói một cách khác, kiến thức về khủng long của chúng ta là rấ tốt”.
Các nhà khoa học nghiên cứu những khoảng ngắt quãng trong ghi chép hóa thạch, khi cây tiến hóa cho thấy phải có những hóa thạch, nhưng chưa được tìm thấy. Họ vẽ biểu đồ những khoảng ngắt quãng này lên cây tiến hóa và tính toán khả năng để xác định tính chặt chẽ.
Tiến sĩ Wills cho biết: “Ngặt quãng trong ghi chép hóa thạch có thể xuất hiện vì một số lý do. Chỉ một số lượng rất nhỏ các loài động vật được bảo tồn dưới dạng hóa thạch, vì cần đến những điều kiện địa chất đặc biệt. Một số hóa thạch có thể rất khó để phân loại vì chúng không toàn vẹn; một số khác thì chưa được tìm thấy”.
“Tìm niên đại chính xác cho một số hóa thạch cũng là một việc khó khăn. Ví dụ, một số hóa thạch lâu đời nhất có thể không toàn vẹn nên rất khó để xác định nó thuộc vào nhóm nào. Điều này đặc biệt đúng với những mảnh xương. Nghiên cứu của chúng tôi cũng đã xem xét đến những khía cạnh này”.
“Chúng tôi rất hào hứng rằng dữ liệu của mình cho thấy sự phù hợp hoàn hảo giữa cây tiến hóa và niên đại của hóa thạch. Điều này là vì nó khẳng định rằng ghi chép hóa thạch cung cấp chính xác về sự tiến hóa của những loài động vật qua môt khoảng thời gian và đưa ra những đầu mối về sự hình thành động vật có vú và chim từ những loài động vật cổ đại”.
Nghiên cứu, được công bố trên tạp chí Sytematic Biology, là một phần của dự án do Hội đồng nghiên cứu khoa học công nghệ sinh học tài trợ, nhằm kết hợp những dạng bằng chứng tiến hóa khác nhau để tao ra những cây tiến hóa chính xác hơn.