Hội chứng khiến thanh niên đọc chậm hơn 14% so với người trên 65 tuổi
"Computer vision syndrome" hay hội chứng thị giác máy tính đến từ việc người trẻ dành quá nhiều thời gian trước màn hình PC/smartphone.
Internet tốc độ cao, UI/UX hấp dẫn, "click bait" đầy rẫy khiến đôi mắt của con người thế kỷ 21 trở nên hững hờ với những con chữ. Một là đọc lướt, hai là bị phân tâm và phải đọc lại.
Tuy vậy, có một thời điểm nhất định trong đời, hầu hết chúng ta đều tự tin vào khả năng đọc hiểu của bản thân.
Hội chứng này đến từ việc người trẻ dành quá nhiều thời gian trước màn hình PC/smartphone.
Một nghiên cứu mới đây lại cho hay, người trẻ đừng quá tự tin về khả năng đọc nhanh, đặc biệt là khi so sánh với người cao tuổi.
Lenstore, công ty chuyên sản phẩm và dịch vụ nhãn khoa đã đưa ra một bài kiểm tra đọc và yêu cầu 1600 tình nguyện viên tham gia. Trong đó, ứng viên trong độ tuổi 25 và 65 có kết quả chênh lệch đáng kể.
Cụ thể, nhóm người trên 65 tuổi đọc nhanh hơn nhóm 20,30 và 40 tuổi. Trung bình họ mất 65,5s để hoàn thành bài kiểm tra, còn người 25 - 34 tuổi mất tới 105s, nhóm 35 - 44 mất 112s.
Nhìn chung, nhóm người trên 65 tuổi trong bài kiểm tra đọc nhanh hơn 14% so với nhóm 35- 44 tuổi.
Theo một nghiên cứu từ Đại học Birmingham được công bố trên BMJ, việc nhìn chằm chằm vào màn hình smartphone, máy tính bảng và laptop/PC quá nhiều có thể gây ra Chứng đau mắt kỹ thuật số (Digital Eye Strain - DES), hoặc hội chứng thị giác máy tính, các triệu chứng phổ biến nhất là mỏi mắt, nhức đầu, mắt khô và mờ.
Trong đó, khô mắt có thể là một yếu tố chính gây ảnh hưởng tới tốc độ và khả năng đọc hiểu.
Một nghiên cứu được công bố đầu năm nay trên tạp chí Khoa học Báo cáo cho thấy, ánh sáng xanh phát ra từ màn hình smartphone/tablet/laptop... Có thể làm giảm thị lực và tạo ra các phân tử độc hại trong các tế bào nhạy sáng trong mắt. Các nhà nghiên cứu còn cho rằng điều này có thể đẩy nhanh quá trình thoái hóa điểm vàng và các chứng suy giảm thị giác khác.