Hướng dẫn cách bảo quản cơm nguội để không gây hại cho sức khỏe

Trong cơm có các bào tử Bacillus cereus rất dễ phát triển thành vi khuẩn đấy các bạn ạ.

Với nhiều người, việc ăn cơm nguội hâm nóng là khá phổ biến. Nhiều người cho rằng, việc hâm nóng cơm nguội ăn sẽ gây ngộ độc, không tốt cho sức khỏe.

Tuy nhiên, mới đây trang BusinessInsider đã trích dẫn ý kiến của cơ quan Dịch vụ Y tế quốc gia Anh (NHS) - chỉ ra rằng, vấn đề không nằm ở chỗ bạn hâm nóng cơm, rang cơm mà là do bạn bảo quản cơm thừa sau lần nấu đầu tiên không đúng nên gây hại cho cơ thể.


Cơm để ở nhiệt độ phòng càng lâu thì càng dễ bị thiu và tăng nguy cơ ngộ độc.

Cụ thể, gạo sống thường chứa bào tử (tế bào có khả năng tái sản xuất nhanh) có tên là Bacillus cereus.

Sợi vi khuẩn Bacillus cereus này có thể gây ra ngộ độc thực phẩm và thừa sức sống sót khi gạo được nấu chín thành cơm.

Nếu như cơm sau khi được nấu chín lại bảo quản ở nhiệt độ phòng, các bào tử Bacillus cereus này có thể phát triển thành vi khuẩn. Chúng sinh sôi một cách nhanh chóng và sản sinh ra chất độc - đủ gây ngộ độc, tiêu chảy cho người dùng.

Cơm để ở nhiệt độ phòng càng lâu thì càng dễ bị thiu và tăng nguy cơ ngộ độc. Vì thế bạn cần học cách bảo quản cơm đúng.

Vậy ta phải làm thế nào?

Trước hết, bạn hãy ăn cơm ngay khi vừa chín tới và làm lạnh phần cơm thừa càng nhanh càng tốt.

Các chuyên gia ở NHS khuyến cáo rằng, bạn nên để cơm ở nhiệt độ phòng trong 1 giờ để làm nguội bớt cơm, sau đó hãy cất vào 1 chiếc hộp sạch, kín và giữ lạnh trong tủ lạnh. Lưu ý, bạn không nên để cơm nguội quá 1 ngày trong tủ lạnh trước khi đem hâm nóng.


Không nên để cơm nguội quá 1 ngày trong tủ lạnh trước khi đem hâm nóng.

Bạn cần chú ý kiểm tra xem cơm có đủ nóng sau khi hâm nóng không và mỗi phần cơm nguội không nên hâm nóng nhiều lần, tốt nhất là chỉ dừng lại ở con số 1.

Dẫu vậy, tốt nhất là bạn nên cố gắng cân đối để nấu 1 lượng cơm vừa đủ, tránh để thừa cơm sang ngày hôm sau bởi ai cũng muốn ăn cơm mới, vừa chín tới - phải không?

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất