Hy vọng của các nhà khoa học tan biến khi thiên thạch Wichcombe bị nhiễm muối ăn
Một thiên thạch rơi xuống đường lái xe ở Winchcombe, Anh, đã bị nhiễm muối ăn trong vòng vài giờ sau khi rơi xuống Trái đất, làm tan biến hy vọng rằng đây có thể là một loại đá không gian nguyên thủy.
Tìm thấy muối ăn bên ngoài viên thiên thạch Wichcome.
Thiên thạch Winchcombe, đã bị phân mảnh và rơi xuống đường vào một ngôi nhà ở Gloucestershire và một cánh đồng cừu gần đó vào tháng 2 năm 2021. Nó đã được thu thập và cất giữ trong các túi kín trong vòng vài giờ đối với mảnh vỡ được tìm thấy trên đường lái xe và trong vòng vài ngày đối với mảnh vỡ ở cánh đồng cừu.
Thế nhưng, ngay cả khi được thu hồi ngay sau khi rơi xuống, một nghiên cứu mới đây cho thấy, thiên thạch này đã bắt đầu thay đổi do tương tác với bầu khí quyển và bề mặt Trái đất.
Tác giả chính của nghiên cứu, Laura Jenkins, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Trường Khoa học Địa lý và Trái đất tại Đại học Glasgow, cho biết: “Sự thay đổi trên mặt đất bắt đầu ngay khi nó chạm trán với bầu khí quyển của Trái đất và chúng tôi có thể thấy điều đó trong các mẫu mà chúng tôi đã phân tích chỉ vài tháng sau khi thiên thạch rơi xuống".
Jenkins và các đồng nghiệp đã xem xét kỹ lưỡng hai mảnh vỡ (khoảng 600gr): một từ đường lái xe và một từ cánh đồng cừu - bằng kính hiển vi điện tử quét, quang phổ Raman và kính hiển vi điện tử truyền qua.
Tất cả các phương pháp cho phép xác định các khoáng chất nhỏ trên bề mặt thiên thạch. Nhóm nghiên cứu đã tìm thấy cả canxi sunfat và canxit - hai dạng muối - trên mẫu từ cánh đồng cừu và muối ăn trong mẫu thu thập trên đường lái xe. Canxi sulfat và canxit được tìm thấy ở bên ngoài thiên thạch khi nó lao vút qua bầu khí quyển với tốc độ hàng chục nghìn dặm/giờ.
Jenkins cho biết: “Nó cho thấy các thiên thạch phản ứng như thế nào với bầu khí quyển của chúng ta và chúng ta cần cẩn thận và cần tính đến các loại thay đổi trên mặt đất khi phân tích các thiên thạch”.
Đồng tác giả nghiên cứu Luke Daly, giảng viên Trường Khoa học Địa lý và Trái đất tại Đại học Glasgow, cho biết: “Phát hiện này cho thấy thiên thạch nên được đưa vào kho lưu trữ ổn định trong điều kiện phòng thí nghiệm càng nhanh càng tốt. Các nhà nghiên cứu khuyến nghị rằng, các thiên thạch mới được phát hiện nên được bảo quản trong khí trơ để giảm thiểu các phản ứng”.
Các nhà nghiên cứu đã báo cáo kết quả nghiên cứu này vào ngày 9/2 trên tạp chí Khoa học khí tượng và hành tinh.
- "Đĩa" bí ẩn 5.000 năm tuổi được tìm thấy ở Ai Cập khiến các nhà khoa học bối rối
- Australia phát minh "ôtô đua bay" đầu tiên trên thế giới
- Nghiên cứu mới cho thấy: 1% người siêu giàu chưa chắc là người thông minh nhất thế giới