Kẻ lạ mặt ẩn dưới những con sóng
Đại học Queen tại Belfast đang kêu gọi công chúng giúp đỡ tìm kiếm các phương pháp phát hiện và ngăn chặn sự phát triển tràn lan của các loài lạ dưới biển.
Các hoạt động như nuôi trồng thủy sản, tàu thuyền qua lại cũng như du ngoạn trên tàu đã tạo điều kiện cho rất nhiều loài sinh vật biển xâm nhập “đi nhờ”. Hiện Queen’s đang nỗ lực phát hiện chính xác địa điểm và cách thức mà các loài xâm nhập đặt chân đến vùng biển mới. Để thực hiện được điều này họ đề nghị công chúng hỗ trợ ghi lại những gì mà họ thấy.
Thuộc côngxoocxiom Marine Aliens (các loài sinh vật biển xa lạ) phối hợp với Hiệp hội khoa học biển Scot-len, dự án sẽ sử dụng thông tin thu thập được nhằm tìm hiểu phương thức làm chậm hoặc tốt hơn là ngăn cản quá trình xâm nhập. Việc loại bỏ tận gốc một loài khi đã định cư tại vùng biển mới là rất khó.
“Rất nhiều loài sinh vật biển lạ mặt đã bỏ lại kẻ thù tự nhiên của chúng để cạnh tranh với loài bản xứ có khả năng gây ra những hậu quả thảm khốc đối với nghề nuôi trồng thủy sản, du lịch và các hoạt động trên biển khác”.
“Nhưng chúng ta có thể làm được chút gì đó cho sự an toàn của các loài sinh vật. Bất cứ ai có thuyền hoặc đi qua bờ biển đều có thể đóng góp hỗ trợ bằng cách thông báo với các nhà khoa học về những gì mà họ nhìn thấy”.
Hướng dẫn trên trang web của cơ quan Marine Alines sẽ giúp người dân nhận diện một số loài xâm nhập nguy hiểm nhất, trong đó bao gồm tảo Nhật Bản Sargassum – loài phát triển đặc biệt phổ biến tại Strangford Lough, loài cua Tàu được phát hiện thấy ở Ai-len, ngoài ra còn có hai loài chưa xuất hiện đó là tôm xương Nhật Bản và loài mực ống thực dân.
Ghi chép về các loài sinh vật biển ít nhất phải bao gồm thông tin về những gì trông thấy, địa điểm và thời gian quan sát được. Có thể truy cập vào www.marlin.ac.uk/rml để cung cấp thông tin, những gì quan sát được tại Ai-len cũng có thể được thông báo qua trang web về các loài xâm lược tại www.invasivespeciesireland.com.