Kết quả nghiên cứu 5.000 đứa trẻ thiên tài trong vòng 45 năm mới được công bố

Các nhà tâm lý học đã tiến hành nghiên cứu 5000 đứa trẻ thiên tài trong vòng 45 năm - và hãy cùng xem họ phát hiện được điều gì?

Năm 1971, một nhà tâm lý học tên là Julian Stanley đã đưa ra một cuộc thử nghiệm kiểm tra đánh giá năng lực chuẩn hóa (SAT) cho một nhóm trẻ em 12 đến 13 tuổi. Cuối cùng cuộc thí nghiệm đã trở thành một trong những nghiên cứu khám phá nhất về thành tựu của con người.

“Nhóm nghiên cứu thiên tài toán học”, hay còn được biết đến là SMPY được tiến hành tại trường Đại học Vanderbilt bởi các nhà nghiên cứu Camilla Benbow và David Lubinski, đã tìm ra 5.000 đứa trẻ thông minh nhất nước Mỹ. Cuộc nghiên cứu được tiến hành bằng kỳ thi SAT đơn lẻ bao gồm các bài kiểm tra IQ và các bài thi vào đại học.


Trẻ em cực kỳ tài năng thường có xu hướng đạt được nhiều thành tựu hơn so với trẻ em bình thường.

Phát hiện lớn nhất đó là những trẻ em cực kỳ tài năng thường có xu hướng đạt được nhiều thành tựu hơn so với trẻ em bình thường. Trong 5 nhóm nghiên cứu, một nhóm 1.600 học sinh thì có 560 tiến sĩ, chiếm 35% trong tổng số của nhóm, và 2% dân số của Hoa Kỳ, đã có 85 cuốn sách được viết, 681 bằng sáng chế và 7.700 bài báo khoa học được xuất bản.

Camilla Benbow, Chủ nhiệm khoa của Trường Giáo dục và Phát triển Con người Peabody ở Vanderbilt, cho biết các trẻ em tham gia cuộc nghiên cứu cũng rất xuất sắc trong các lĩnh vực không học thuật như sản xuất âm nhạc, kinh doanh.

Bên cạnh đó, nghiên cứu còn đưa ra những phát hiện như: những trẻ có năng khiếu vẫn cần sự giúp đỡ của giáo viên để đạt được hết tiềm năng chứ chúng không thể “tự giúp mình”; có rất nhiều loại thông minh nhưng phổ biến nhất là khả năng tư duy không gian, khả năng hình dung các bộ phận tách biệt của một hệ thống đã được kết nối như thế nào.

SMPY cũng nhận thấy rằng việc “nhảy lớp” có thể giúp thúc đẩy thành tích của trẻ. 60% số học sinh nhảy lớp có khả năng kiếm được bằng sáng chế và học vị tiến sĩ, nhiều gấp hai lần so với những học sinh có năng khiếu nhưng không nhảy lớp trong các lĩnh vực liên quan đến khoa học, công nghệ, kỹ thuật hay toán học.


Việc “nhảy lớp” có thể giúp thúc đẩy thành tích của trẻ.

Một trong những phát hiện đáng kinh ngạc nhất là những người tham gia nghiên cứu khi làm các công việc tương tự nhau và không có sự khác biệt về thu nhập giữa giới tính. Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng củng cố ý tưởng cho rằng phụ nữ nên làm các công việc đòi hỏi kỹ năng xã hội, còn nam giới làm các công việc thực hành.

“Bạn sẽ luôn cảm thấy ngạc nhiên bởi những thứ mà bạn học được, và đó là lý do tại sao chúng ta phải nghiên cứu”, Benbow cho biết, “bởi vì chúng ta không thể lường trước được điều gì".

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất