Khả năng tự phục hồi vết thương của Logan là có thực, nhưng không quá đà như trong phim

Mọc lại tay chân, thậm chí là tái tạo lại tim hay não là chuyện... hoàn toàn khả thi.

Cái tên Wolverine chắc hẳn không xa lạ gì với những người dù yêu thích điện ảnh, truyện tranh hay không. Anh là một chiến binh đầy sức mạnh, một nhà chiến lược đầy mưu mô mang trong mình khả năng tự phục hồi vết thương (healing factor) và bộ khung xương làm bằng kim loại adamantium không thể phá hủy.

Chương cuối của loạt phim về Wolverine mang tên Logan, vẫn nói về chiến binh đầy sức mạnh ấy nhưng lúc này, đã già nua và cái khả năng tự phục hồi vết thương kia đã rệu rã đi nhiều phần. Chưa lần nào, trên màn ảnh xuất hiện một Dị nhân mệt mỏi và già yếu như vậy.

Nhưng tạm gạt qua đời tư của nhân vật, ta hãy tập trung vào một trong những thứ sức mạnh tiêu biểu nhất của "ông già" này – khả năng tự phục hồi cực nhanh. Thứ sức mạnh khiến Wolverine sống hơn trăm tuổi, trải qua vô số cuộc chiến, cho phép Wolverine chống chọi lại mọi thứ bệnh tật kia liệu có thực sự tồn tại và yếu tố khoa học nào nằm sau nó?


Hugh Jackman trong phim Logan 2017.

Khả năng tự lành

Ta đã thấy vô số lần Wolverine sống sót qua vết đạn bắn mà không hề hấn gì, thậm chí tự dùng cơ bắp để đẩy viên đạn ra khỏi cơ thể mình. Trong truyện tranh, Wolverine đã nhiều lần bị mất nhiều phần cơ thể nhưng anh vẫn có thể tái tạo lại được chúng.

Sự thực thì, mọi loài vật đều có khả năng tự phục hồi cơ quan trên cơ thể mình, nhưng thường chỉ ở một mức độ giới hạn nào đó thôi. Ví dụ như gan người có khả năng tự phục hồi chính nó hay loài thằn lằn thuộc chi Anolis có thể tự rụng đuôi của mình để đánh lạc hướng kẻ thù, rồi sau này tự mọc đuôi mới để thay thế, có điều đuôi mới không chuẩn được như nguyên bản.

Một số loài vật lại có khả năng tự hồi phục siêu đẳng hơn, với tiềm năng tái tạo vô tận. Một trong số những loài đặc biệt như thế là loài sa giông và kỳ nhông Mexico. Chúng có khả năng tự mọc lại một chân đã bị gãy, hay thậm chí có thể tự thay thế những cơ quan nội tạng cực kì quan trọng như tim hay não.


Loài kỳ nhông Mexico.

Vậy tại sao chỉ có một số loài có khả năng này mà không phải mọi loài đều có? Không phải việc tự phục hồi vết thương tốt đến mức có thể mọc lại bộ phận đã mất quá tuyệt vời hay sao? Thực chất không hẳn thế, tuy hữu dụng như khả năng phục hồi không phải là chiến lược sinh tồn hợp lý cho lắm.

Việc phục hồi vết thương là sự đánh đổi giữa tốc độ hồi phục và khả năng hồi phục được đến đâu. Để phục hồi hoàn toàn sẽ rất mất thời gian; việc phục hồi ngay lập tức những vết thương hở sẽ làm giảm khả năng nhiễm trùng hay chảy máu quá nhiều, tuy nhiên sẽ để lại sẹo.

Động vật sử dụng một thứ protein liên kết dạng sợi mang tên collagen để giữ các tế bào lại với nhau (cơ thể người cũng vậy, 1/3 cơ thể ta chứa collagen). Các protein này được sắp xếp chéo nhau trong các mô thông thường, trong khi đó ở vết thương hở, các sợi sẹo lại sắp xếp song song với nhau.


Vết sẹo là những vết mô hai bên của miệng vết rách lại với nhau.

Bạn hãy tưởng tượng mô thông thường như một tấm vải lớn vậy, các vết sẹo là những vết mô hai bên của miệng vết rách lại với nhau. Hiển nhiên là vá thì nhanh hơn thêu lại đoạn vải bị rách, nên hiển nhiên tự làm lành vết thương bằng cách và miệng vết thương lại bằng một vết sẹo sẽ nhanh hơn. Đó là lý do tại sao trong quá trình tiến hóa, chọn lọc tự nhiên lại ưa chuộng cách thức tự phục hồi bằng sẹo hơn.

Mọc lại bộ phận cơ thể

Wolverine không phải là siêu nhân (hay dị nhân – những kẻ đột biến gene), Wolverine là người kỳ nhông thì đúng hơn.

Phần lớn cơ thể trưởng thành được chia thành những bộ phận khác nhau, có những nhiệm vụ khác nhau, ví dụ như lớp da bên ngoài là một rào chắn bảo vệ các cơ quan bên trong chẳng hạn. Việc tự phục hồi biến những lâp trường thành ấy thành tế bào gốc, có khả năng phân chia và dần dần, tự phục hồi thành da mới, xương mới, cơ mới, dây thần kinh mới và mạch máu (cũng) mới.

Khi mà cơ thể bị tổn thương, bề mặt da xuất hiện vết thương mở, lớp bảo vệ bên ngoài tạo nên một lớp "biểu bì tổn thương", phát tán ra những nhân tố phát triển để kích thích những tế bào xung quanh vết thương. Trong quá trình ấy, tế bào fibroblast – những tế bào tạo nên sợi collagen – là tế bào thuộc hàng quan trọng nhất. Kỳ nhông có khả năng "tái lập trình" những fibroblast này trở thành blasteme – một viên tế bào gốc, để tăng khả năng phục hồi. Có lẽ cơ thể Wolverine cũng có cơ chế này, mạnh mẽ hơn.


Các tế bào fibroblast.

Loài người hay động vật có vú nói chung chưa mất đi hoàn toàn khả năng tự phục hồi đáng kinh ngạc ấy. Mỗi năm, hươu có thể mọc lại gạc (bao gồm cả da, dây thần kinh và xương) và loài chuột có thể hồi phục lỗ thủng trên tai mà không để lại sẹo.

Khả năng tự phục hồi cũng mạnh mẽ hơn khi những mô có tuổi đời trẻ. Ví dụ như trẻ em có thể tự hồi phục lại đầu ngón tay đã bị tổn thương, thậm chí tái tạo lại được cả dấu vân tay nhờ những tế bào gốc nằm tại phần cuối móng tay. Một bào thai có thể tự hồi phục vết thương mà không để lại sẹo.

Không phải là con người KHÔNG THỂ tự hồi phục, mà đúng hơn là chúng ta đã chọn KHÔNG hồi phục. Vậy làm sao mà Wolverine có được khả năng ấy? Có lẽ là thông qua biến đổi gene, đâu phải tự nhiên anh là một "dị nhân".

Và khả năng tự làm lành nhanh chóng

Người thường mất 18 năm để đạt tới kích thước chuẩn, kỳ nhông mất vài tháng để mọc lại bộ phận cơ thể, còn Wolverine mất vài giây để đóng miệng vết thương do đạn bắn, kèm theo cả đẩy luôn viên đạn ra ngoài trong quá trình hồi phục. Vậy làm sao mà Wolverine hồi phục nhanh đến vậy? Có lẽ anh ta đã lợi dụng cách thức các tế bào tự dừng việc phân chia một cách không thể kiểm soát.


Wolverine mất vài giây để đóng miệng vết thương do đạn bắn.

Có hai loại gene ngăn việc phân chia tế bào "vô tội vạ" này: tiền-gene sinh ung (proto-oncogenes)gene kiểm soát khối u. Tiền-gene sinh ung thường tạo nên những protein tham gia việc phát hiện các dấu hiệu phát triển; gen kiểm soát khối u tạo ta p53, một loại kích hoạt cơ chế sửa chữa tế bào nếu như chúng phát hiện ra các tổn thương có trong cơ thể.

Theo như các nhà nghiên cứu tế bào gốc, các tế bào thông thường không chỉ sử dụng gene kiểm soát khối u để ngăn chặn ung thư, nó còn có khả năng biến đổi phụ thuộc vào bối cảnh, hủy kích hoạt gen để tăng khả năng tự phục hồi vết thương của các mô. Chắc hẳn Wolverine có thể điều khiển các gen kiểm soát khối u này hoạt động một cách hiệu quả.

Hiệu quả tới mức độ nào, thì cũng đến lúc khả năng ấy mất đi theo tuổi tác. Không phải ngẫu nhiên thời gian là kẻ thù lớn nhất của con người – bất kể người thường hay dị nhân. Khả năng phục hồi nhanh chóng và mạnh mẽ của người chiến binh năm nào nay đã không còn: dị nhân già Logan đã bị kẻ thù thời gian bắt kịp.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất