Khái niệm, quy ước các chuyển động thiên cầu

Dưới đây là một số khái niệm để tham khảo và tra cứu về các quy ước trong thiên văn học cơ bản liên quan đến chuyển động của thiên cầu.

Các khái niệm thời gian

Điểm xuân phân được sử dụng phổ biến trong thiên văn học, thời điểm Mặt trời đi qua điểm xuân phân, ánh sáng của nó vuông góc với xích đạo Trái đất. Điểm xuân phân được chọn làm mốc tính tọa độ trong hệ tọa độ hoàng đạo và hệ tọa độ xích đạo.

Khái niệm về chuyển động của các thiên thể trên thiên cầu


Mô phỏng hoạt động của Mặt trăng và Mặt trời lên vỏ Trái đất.

Trong thuật ngữ thiên văn học hiện đại, Hoàng đạo (viết hoa chữ cái đầu và được dịch là Zodiac) khác với hoàng đạo (ecliptic) chỉ giao tuyến của mặt phẳng quỹ đạo của Trái đất với thiên cầu.

Hoàng đạo (ecliptic) là đường tròn giao giữa mặt phẳng quỹ đạo của Trái đất với thiên cầu. Với các quan sát biểu kiến, hoàng đạo được coi là đường chuyển động của Mặt trời trong một năm. Đường đi của Mặt trời trên giao tuyến này được gọi là Hoàng đạo (Zodiac).

Vì hiện tượng tuế sai này, hướng của trục Trái đất không phải cố định. Hiện nay, trục Trái đất đang hướng về sao Alpha Ursa Minoris (sao Pollaris) theo hướng Bắc, do đó ngôi sao này được gọi là sao Bắc Cực, nhưng vào năm 2000 trước Công nguyên, ngôi sao được coi là sao Bắc Cực là sao Thuban (sao Alpha Draconis - sao sáng nhất của chòm sao Draco).

Chương động là dao động rất nhỏ con người không thể nhận thấy trực tiếp, gây ra bởi nguyên nhân chính là tương tác hấp dẫn giữa Trái đất và Mặt trăng khi Mặt trăng chuyển động trên quỹ đẹp elip quanh Trái đất.

Thị sai cho biết sự khác biệt do sự thay đổi vị trí của người quan sát, sự thay đổi vị trí này làm hình chiếu tạo bởi tia nhìn từ người quan sát đến thiên thể đến nền các sao ở xa thay đổi, thị sai là giá trị của góc thay đổi đó.

Trong thiên văn học, thị sai được sử dụng để tính khoảng cách đến các thiên thể (sao, hành tinh) gần, không áp dụng được với các sao hay thiên hà ở xa do sự thay đổi góc nhìn trong năm với các thiên thể ở xa là nhỏ, do đó thị sai rất nhỏ và khó xác định.

Thị sai này gây ra bởi chuyển động của Trái đất trên quỹ đạo quanh Mặt trời hàng năm, thường được đo bằng cách xác định sự thay đổi vị trí của thiên thể trên nền các sao ở xa vào các thời điểm khác nhau trong năm (tương ứng với vị trí khác nhau của Trái đất trên quỹ đạo).

Một số đơn vị hay gặp


Các hiện tượng thiên văn được phát hiện và chứng minh qua kính viễn vọng.

Những điều thú vị về Hệ Mặt trời

Choáng với kích thước lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực

Bên trong khách sạn băng vĩnh cửu ở Thụy Điển

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất