Khai quật mới thay đổi quan niệm rượu, bia hơn 2.000 năm của Hy Lạp

Những phát hiện khảo cổ mới đây đã phá vỡ quan niệm người Hy Lạp chỉ thích sản xuất và thưởng thức rượu vang.

Người Hy Lạp nổi tiếng với tình yêu “vô bờ bến” dành cho rượu vang. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu mới đây, có vẻ như tổ tiên của họ lại không chỉ sản xuất rượu vang, mà còn dành nhiều công sức cho việc nấu và thưởng thức bia.


Tổ tiên người Hy Lạp sản xuất và tiêu thụ bia từ thời kỳ đồ đồng.

Tạp chí Greek Reporter đưa tin, những bằng chứng tìm thấy tại hai khu khảo cổ Archontiko và Argissa cho thấy, người Hy Lạp đã bắt đầu nấu bia từ Thời đại đồ đồng (Bronze Age).

Những phát hiện mới trên vừa được Sultana-Maria Valamoti, Giáo sư khoa Lịch sử và Khảo cổ của Đại học Thessaloniki, công bố rộng rãi.

“Các tư liệu mới lần đầu tiên xuất hiện cho thấy, những cư dân thời tiền sử Hy Lạp, bên cạnh rượu, cũng sản xuất và tiêu thụ bia”, nghiên cứu của ông Valamoti và các cộng sự chỉ ra.

Những gì được các nhà khảo cổ học tìm thấy bao gồm cả dấu vết của hạt ngũ cốc đã được xay nghiền, có niên đại từ cuối thế kỷ thứ 3 đến đầu thế kỷ thứ 2 trước công nguyên. Tại khu khảo cổ Archontiko, bên cạnh hạt ngũ cốc, các nhà khoa học còn khai quật được dấu vết của hạt ngũ cốc nảy mầm… Theo họ, đây là những nguyên liệu được sử dụng trong quá trình nấu bia.

Thói quen nấu bia có thể đã xuất hiện tại vùng Aegean và bắc Hy Lạp nhờ vào các mối liên hệ với vùng đông Địa Trung Hải, nơi việc sản xuất và tiêu thụ bia vốn rất phổ biến.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất