Khai quật vườn khoai tây 3800 năm tuổi
Các nhà khảo cổ đã tìm thấy một khu vườn trông khoai tây Ân Độ có niên đại khoảng 3.800 tuổi, vẫn còn nguyên hàng rào đá và các công cụ đào bới cán gỗ.
Một khu vườn trồng khoai có niên đại 3.800 tuổi mới đây đã được tìm thấy ở British Columbia (gần Vancouver, Canada), giúp hé mở nhiều điều về tập quán săn bắn – trồng trọt của tổ tiên loài người.
Theo Daily Mail, đây là một khu vườn trồng khoai tây Ấn Độ. Những củ khoai tây này có kích thước khá nhỏ và rất dễ chế biến.
Những củ khoai tây được tìm thấy trong vườn.
Xung quanh vườn, các nhà khảo cổ đã phát hiện nhiều đá cuội, chứng tỏ chủ nhân của khu vườn đã biết sắp xếp những viên đá một cách cố ý để làm hàng rào bảo vệ nông sản của mình. Đặc biệt, chủ nhân của khu vườn còn biết dùng nước tưới cho những luống khoai tây của mình.
Xung quanh vườn, các nhà khảo cổ đã phát hiện nhiều đá cuội.
Khu vườn khoai tây có niên đại 3.800 năm, lớn hơn niên đại của Vườn treo Babylon – một trong bảy kỳ quan của thế giới cổ đại.
Ngoài ra, các nhà khảo cổ còn tìm thấy dấu tích của các công cụ đào bới có cán gỗ còn sót lại trong vườn.
Brent Elliott – nhà sử học thuộc Hội Vườn cây Hoàng gia cho biết: "Đây có thể là cấu trúc vườn cổ xưa nhất trên thế giới. Trước đó, giới khảo cổ đã tìm thấy một mảnh đất trồng lúa mì có niên đại từ 5.000 năm TCN ở miền Bắc Iraq. Tuy nhiên, đó được coi là hoạt động nông nghiệp, không phải làm vườn".
Dấu vết các vật dụng đào bới có cán gỗ được tìm thấy trong vườn.
Qua những gì đã tìm thấy, các nhà khoa học đưa ra kết luận: hoạt động làm vườn của tổ tiên loài người thời kì này không khác mấy so với những kĩ thuật trồng trọt hiện nay.