Khám phá loài thằn lằn thứ 20 ở Việt Nam

Nhà nghiên cứu động vật Ngô Văn Trí, phòng công nghệ và quản lý môi trường, viện Sinh học nhiệt đới (thuộc viện Khoa học và công nghệ Việt Nam) và tiến sĩ Tony Gamble, khoa di truyền – sinh học tế bào và phát triển, trường đại học Minnesota (Mỹ) vừa công bố thêm một loài thằn lằn đá mới ở mũi Cà Ná, tỉnh Bình Thuận.

>> Khám phá thêm loài thằn lằn mới tại Phú Quốc
>> Phát hiện thằn lằn mới trong quán nhậu VN
>> Phát hiện loài thằn lằn mù không chân ở Campuchia

Loài thằn lằn này được đặt tên theo địa danh thu mẫu – thằn lằn đá Cà Ná – Gekko canaensis sp. nov. Ngô & Gamble, 2011. Công trình này được công bố trên tạp chí phân loại động vật quốc tế Zootaxa 2890, số ra cuối tháng 5.2011.


Thằn lằn đá Cà Ná. Ảnh: Ngô Văn Trí

Thằn lằn đá Cà Ná có đặc điểm tương tự như loài thằn lằn đá Grossmann – Gekko grossmann, nhưng có mắt đỏ và cơ thể lớn hơn. Chiều dài đầu mình lớn nhất 108,5 mm, màu nâu vàng, xen kẽ những đốm nâu thẫm trên đầu và lưng. Chạy dọc theo sống lưng từ sau gáy đến cuống đôi có năm đến bảy đốm trắng, dọc hai bên hông có sáu đến bảy cặp vạch trắng nhạt ngắn ở khoảng giữa chân trước và chân sau, có 14 – 18 lỗ trước huyệt ở con đực, đuôi có những vạch nâu thẫm và nâu trắng nhạt xen kẽ...

Ông Ngô Văn Trí cho biết, thằn lằn đá Cà Ná đang đối mặt với sự suy giảm quần thể ngoài thiên nhiên bởi nạn bẫy bắt của người dân địa phương để làm thức ăn và xuất khẩu ra nước ngoài làm vật nuôi. Đây là loài thằn lằn thứ 20 do nhà nghiên cứu động vật Ngô Văn Trí và các nhà nghiên cứu khác trên thế giới mô tả ở Việt Nam.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất