Khám phá mỏ kim cương khổng lồ siêu cứng ở Siberia

Ngày 17/9, các nhà khoa học từ Viện địa chất và khoáng sản đóng tại Siberia thuộc Viện hàn lâm Khoa học Nga đã công bố những thông tin đầu tiên về mỏ kim cương siêu cứng tại Siberia.

Việc công bố khám phá trên được xem là sự kiện sắp mở ra một cuộc cách mạng trong thị trường kim cương toàn cầu.

Giám đốc Viện hàn lâm Khoa học Nga, ông Nicholas Pokhilenko cho biết mỏ kim cương nằm trên biên giới các tỉnh Krasnoyarsk và đất nước Yakutia, có niên đại lên đến 40 triệu năm với đường kính khoảng 100km. Điều đáng nói là mỏ mới có trữ lượng kim cương còn lớn hơn cả lượng kim cương dự trữ của thế giới.

Các nhà nghiên cứu cho biết những viên kim cương mới được phát hiện thuộc loại impáctites, nên giá trị của nó sẽ lớn hơn rất nhiều so với bất kỳ loại kim cương nào hiện tại.

Kim cương loại này có cấu tạo đặc biệt và cứng gấp hai lần so với kim cương tổng hợp và kim cương tự nhiên, vì được hình thành từ khối thiên thạch rơi.

Ông Nicholas Pokhilenko tiết lộ thực chất mỏ kim cương này được phát hiện từ năm 1970, nhưng việc khai thác bị phong tỏa vì những lí do riêng.

Một trong số những lý do đó là tại thời điểm phát hiện mỏ, Nga đang xây một nhà máy chế tạo kim cương nhân tạo.

Trước đây vào năm 1955, trong cuộc thám hiểm Amakinsky quy mô ở Yakut, các nhà địa chất Liên Xô cũng đã phát hiện ra mỏ kim cương Mirny, vốn được đánh giá là lớn nhất thế giới. Nhưng mỏ kim cương mới tại Siberia hiện còn lớn gấp nhiều lần với trữ lượng lên đến hàng nghìn tỉ cara.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất