Khám phá sửng sốt núi lửa băng đá cổ quanh hành tinh lùn

Hàng chục núi lửa băng đá cổ từng rải rác trên bề mặt của hành tinh lùn Ceres, ước tính khối lượng vật liệu băng thải ra từ các ngọn núi lửa này với lượng nhỏ hơn 100 đến 100.000 lần, so với tổng lượng đá nóng chảy nổ ra trên Trái đất.


Có thể thấy, các ngọn núi lửa băng giá này rộng trung bình từ 16-86km. (Nguồn ảnh: Phys).

Khác với núi lửa thải ra nhiều dung nham nóng chảy trên Trái đất, núi lửa băng trên hành tinh lùn Ceres còn được gọi là cryovolcanoe chuyên phun ra các khối nước băng và các phân tử đông lạnh khác ra môi trường xung quanh.

Các nhà khoa học tại NASA đã xác định 22 vết tích núi lửa cryovolcanoe từng xuất hiện rải rác trên khắp bề mặt hành tinh lùn Ceres.

Phân tích các vết tích trên bề mặt hành tinh lùn, có thể thấy, các ngọn núi lửa băng giá này rộng trung bình từ 16-86km, cao 1,1-4,4km và tất cả từng tồn tại cách đây hàng triệu năm về trước.

Ước tính khối lượng vật liệu băng thải ra từ các ngọn núi lửa này với lượng nhỏ hơn 100 đến 100.000 lần, so với tổng lượng đá nóng chảy đã nổ ra trên Trái đất, Mặt trăng, sao Kim hoặc sao Hỏa.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất