Khẩu trang y tế có chống được virus corona không?

Đeo khẩu trang khi di chuyển có ngăn được nguy cơ mắc dịch virus corona không? Các chuyên gia đã giải đáp câu hỏi này.

Dịch virus corona xuất phát từ Vũ Hán, Trung Quốc hồi tháng 10 hiện đã lan ra nhiều nước trên thế giới. Virus corona hay "2019-nCoV", cùng loại với virus gây đại dịch SARS và MERS hiện đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 80 người và 2.744 ca mắc bệnh, theo số liệu chính thức của truyền thông nhà nước Trung Quốc công bố lúc 9h30 sáng 27.1.

Giao thông vận tải đã ngừng hoạt động ở Vũ Hán, Trung Quốc và các thành phố lân cận. Năm sân bay lớn của Mỹ đã bắt đầu việc đo tân nhiệt bắt buộc cho những hành khách trên các chuyến bay thẳng hoặc có bay từ Vũ Hán tới trong đó có  sân bay John F. Kennedy ở New York, Sân bay Quốc tế Los Angeles, Quốc tế San Francisco, Hartsfield-Jackson ở Atlanta và Sân bay Quốc tế Chicago OedomHare.

Với sự bùng phát dịch bệnh, hình ảnh từ khắp thế giới cho thấy người dân khắp nơi đeo khẩu trang để phòng tránh dịch bệnh khi di chuyển. Tuy nhiên, đeo khẩu trang không phải là biện pháp được Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyến nghị để ngăn ngừa lây nhiễm với những du khách khỏe mạnh, bác sĩ John Smith, Đại học Y khoa Nam Carolina nhận định trong bài viết trên ABC News.

Có ít lợi ích từ việc đeo khẩu trang y tế và thậm chí có thể khiến bạn gặp nguy cơ lây nhiễm cao hơn, các bác sĩ về bệnh truyền nhiễm chia sẻ với ABC News.

"Không có nhiều dữ liệu để khẳng định liệu có bất kỳ lợi ích nào từ việc đeo khẩu trang ở nơi công cộng. Hiện vẫn chưa rõ ràng" - bác sĩ Jonathan Grein, giám đốc dịch tễ bệnh viện tại Trung tâm y tế Cedars-Sinai ở Los Angeles nói.

Ông nói rằng, khẩu trang được bác sĩ và y tá sử dụng khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. "Chúng tôi sử dụng khẩu trang y tế trong môi trường chăm sóc y khoa vì 2 lý do chính: Để chặn dịch tiết từ những người nhiễm trùng đường hô hấp và để bảo vệ nhân viên y tế chăm sóc trực tiếp cho bệnh nhân" - bác sĩ người Mỹ nói thêm.

Khi một bệnh nhân bắt đầu phát triển các triệu chứng, khẩu trang y tế có tác dụng nhất định trong hạn chế lây lan vi trùng. Khẩu trang không chỉ giúp lịch sự mà còn giúp hạn chế bùng phát dịch nguy hiểm.

Bác sĩ Henry Wu - giáo sư trợ lý về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Y Emory và cựu nhà dịch tễ học y khoa tại CDC cho biết: "Nhiều virus đường hô hấp lây lan qua những cú hắt hơi lớn được lọc bằng khẩu trang y tế. Nếu ai đó bị cảm lạnh hoặc cúm hoặc nhiễm trùng đường hô hấp do virus khác, đeo khẩu trang đơn giản sẽ làm giảm nguy cơ người đó lây nhiễm bệnh".

Ông lưu ý, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe và những người tiếp xúc trực tiếp với người bệnh nên đeo khẩu trang y tế N95 (được cấu tạo bởi những lớp vải và giấy có khoảng cách các mắt vải nhỏ tới vài micron, có tác dụng ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn). Loại khẩu trang này được đánh giá cao hơn ở khả năng bảo vệ. Các loại khẩu trang công nghiệp (ví dụ, khẩu trang đeo khi làm việc trong lĩnh vực xây dựng) hoặc các loại mặt nạ phòng độc khác không được thiết kế cho mục đích chăm sóc sức khỏe hoặc kiểm soát lây nhiễm. Tuy nhiên, Khẩu trang y tế phòng dịch N95 chỉ được khuyến nghị cho nhân viên y tế, vốn đã được kiểm tra và tập huấn thích hợp về cách sử dụng.

"Với khẩu trang N95, nếu bạn đeo chúng đúng cách, việc hô hấp rất khó khăn và không nên đeo trong thời gian dài" - bác sĩ William Schaffner, giáo sư y tế dự phòng và bệnh truyền nhiễm tại Trường Y khoa Vanderbilt nói.

Tuy nhiên, với hành khách đi tàu hoặc máy bay muốn phòng tránh lây nhiễm bệnh trong mùa cúm, mùa lạnh hoặc trong thời điểm dịch bùng phát như virus corona thì sao?  "Khẩu trang không được khuyến nghị để bảo vệ chung nếu bạn không bệnh" - bác sĩ Wu nói. Thậm chí, có thể có nguy cơ khi đeo khẩu trang để phòng ngừa.

"Chính khẩu trang có thể bị ô nhiễm và là nguồn lây nhiễm thực sự mang lại nhiều tác hại hơn là có lợi. Nếu đeo khẩu trang, tôi thận trọng trong việc chạm vào nó" - bác sĩ Grein nói thêm. Thay vào đó, ông khuyến cáo "tránh di chuyển nếu bạn bị bệnh, hắt hơi hoặc ho vào ống tay áo, không phải vào tay, đồng thời luôn rửa tay thường xuyên". Việc tiêm phòng cúm cũng rất quan trọng, ông nói thêm.

CDC khuyến nghị tuân theo các hướng dẫn hiện hành để đi lại an toàn trong thời gian dịch virus corona bao gồm:

Bác sĩ BV Việt Đức đưa ra 10 lưu ý cho người dân trước tình hình bệnh dịch virus Corona lan rộng

Những điều cần biết về virus corona gây bệnh viêm phổi lạ ở Trung Quốc

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất