Khi bất tỉnh nhân sự, con người có cảm giác đau nữa không?

Dữ liệu khoa học cho rằng khả năng những người có trạng thái ý thức tối thiểu, như khi bất tỉnh, vẫn có cảm giác bị đau nếu họ đang phải trải qua chấn thương nào đó.

Một trong những lý do tại sao các cơn đau lại rất khó nghiên cứu là trải nghiệm chủ quan của chúng ta về cảm giác đau và các biểu hiện thể chất của cơn đau là rất khác nhau, vì mỗi người đều có các cơ quan tiếp nhận cảm giác đau và não bộ nhận biết cơn đau.

Động vật nói chung cũng có các thụ thể cảm giác đau, nhưng vẫn không biết liệu những loài vật có “cảm thấy” đau giống như con người hay không? Điều thú vị nữa là ý thức cũng như nhận thức về bản thân được coi là tiêu chí quan trọng để một sinh vật "cảm nhận" được nỗi đau. Đó là lý do tại sao các nhà tâm lý học cho rằng trẻ sơ sinh không thể cảm nhận cơn đau trong một thời gian rất dài.

Thường thì chúng ta chỉ có thể biết ai đó có bị đau hay không và mức độ như thế nào nếu chúng ta hỏi họ. Vậy liệu khi bất tỉnh thì sao?

Khoa học giải thích như thế nào?

Một cách để điều tra ý tưởng này là hỏi những người chăm sóc hoặc những người tiếp xúc thường xuyên với những người bị bất tỉnh. Trong một nghiên cứu năm 2009, khi được hỏi liệu những người ở trạng thái thực vật hay vô thức có cảm thấy bị đau hay không, 56% trong số các bác sĩ được hỏi đã trả lời là có, và 68% nhân viên y tế cũng đồng ý.

Mặc dù vậy, chúng ta không chỉ dựa vào lời nói của họ. Tâm trí một người có thể bị đánh lừa, nhầm giữa các phản ứng với nỗi đau với những phản ứng khác. Để tránh rơi vào cái "bẫy" này, chúng ta sẽ xem xét vấn đề sinh lý của não đầu tiên.


Thang đo mức độ đau thường được sử dụng để nghiên cứu cơn đau

Một nghiên cứu năm 2010 do Caroline Schnakers (thuộc Nhóm Khoa học Hôn mê nghiên cứu về cơn đau ) dẫn đầu đã phân biệt giữa cách bộ não tiếp nhận cơn đau và cách đối tượng trải qua cơn đau cũng như phản ứng với nó.

Bộ não có thể đã nhận được các tín hiệu đau nhưng cơ thể người (bị bất tỉnh) không “cảm nhận” hoặc thể hiện nó ra ngoài. Các nhà nghiên cứu cũng phân biệt giữa trạng thái thực vật (khi thiếu phản ứng rõ ràng với bất kỳ kích thích nào) và trạng thái có ý thức tối thiểu (vẫn có thể phát hiện ra một số phản ứng lặp lại với một kích thích).

Schnakers và nhóm nghiên cứu đã cho thấy các bản quét PET của não ở các trạng thái khác nhau. Những hình ảnh quét này chỉ ra rằng những người vô ý thức có phản ứng với cơn đau ở một mức độ nào đó.

Cơn đau hoạt động trong não ra sao?

Bộ não con người là một cơ quan hết sức phức tạp, cho nên không phải mọi quá trình xảy ra trong não đều được tính đến. Lượng thông tin đến não là quá nhiều để nó xử lý. Để dễ dàng quản lý hơn, các nhà tâm lý học có xu hướng ghi lại phần nào của não phản ứng với các kích thích cụ thể, đồng thời cố gắng chỉ định các chức năng nhất định cho các phần được kích hoạt dựa trên kích thích được thực hiện.

Với việc áp dụng cùng một phương pháp luận, các nhà khoa học đã phân chia theo định tính những trải nghiệm đau đớn của não thành 3 phần: "nhận thức - đánh giá”, “động lực - tình cảm” và “cảm giác - phân biệt”. Nói đơn giản có nghĩa là phản ứng cảm xúc khi chúng ta bị đau, cơn đau sẽ ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào và cảm giác tương ứng của não bộ.


Các vùng não với các chức năng khác nhau

Phần nào liên quan đến cơn đau hầu hết được điều khiển bởi các phần của đồi thị, vỏ não trước và các kết nối giữa chúng. Nhóm nghiên cứu của Schnakers cũng tìm thấy sự khác biệt trong cách phần não bộ phân biệt giác quan phản ứng với cơn đau ở những bệnh nhân ở trạng thái thực vật và những người có ý thức tối thiểu.

Ở những bệnh nhân trong trạng thái thực vật, vỏ não phản ứng mạnh với cơn đau thực hiện nhiều quá trình của vỏ não, nhưng có sự mất kết nối trong các đường dẫn thần kinh giữa đồi thị và vỏ não, cũng như phần bên trong. Còn ở những bệnh nhân có ý thức tối thiểu, vẫn có những kết nối này. Ngoài ra còn có một sự kích hoạt rõ ràng của lớp đệm phía trước - liên quan đến trải nghiệm đau - điều không nhận thấy ở bệnh nhân thực vật.

Tạm kết

Như vậy, những người bất tỉnh và có ý thức tối thiểu vẫn cảm nhận được những cơn đau. Nhưng vẫn chưa có những nghiên cứu đầy đủ để so sánh mức độ đau trong một số trường hợp. Việc tìm hiểu về cơ chế và trải nghiệm của cơn đau có ý nghĩa lớn và sâu rộng để điều trị cho bệnh nhân. Nếu không đưa ra được ước tính chính xác về cơn đau mà bệnh nhân bất tỉnh cảm thấy, các bác sĩ có thể mạo hiểm dùng quá liều hoặc dùng quá liều thuốc giảm đau, gây ra những hậu quả tồi tệ hơn.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất