Khí cười là gì? Khí cười có tác hại cho sức khỏe như thế nào?

Dinitơ oxit ( N2O) hay Khí cười là một chất không màu, không mùi, còn được gọi là "khí cười". Bởi vì, khi hít vào, hợp chất hóa học này làm chậm thời gian phản ứng của cơ thể, khiến cơ thể có cảm giác hưng phấn, vui vẻ.

Khí cười có thể được dùng để giảm đau. Nó cũng có chức năng như một thuốc an thần nhẹ. Vì vậy, đôi khi nó được sử dụng trước khi tiến hành các thủ thuật nha khoa để bệnh nhân thư giãn và giảm lo lắng.

Khí cười có tác dụng an thần rất nhanh và sâu. Nó an toàn. Nhưng giống như bất kỳ loại thuốc nào, nitơ oxit cũng có tác dụng phụ. Dưới đây là một số thông tin tổng quát về khí cười, theo trang Healthline.com.


Dinitơ oxit là một chất không màu, không mùi, còn được gọi là "khí cười". (Ảnh minh họa).

Khí cười gây tác dụng phụ ngắn hạn gì?

Mặc dù khí cười có thể gây tác dụng phụ khi hít vào, nhưng nhiều người gần như không nhận thấy phản ứng gì. 

Nếu có tác dụng phụ xảy ra, chúng thường là do hít quá nhiều hoặc hít quá nhanh.

Các tác dụng phụ ngắn hạn thường gặp bao gồm:

Một số người gặp ảo giác hoặc giọng nói biến dạng sau khi hít khí nitơ oxit .

Đôi khi bác sỹ cho bệnh nhân hít cả khí oxy cùng với khí cười. Nếu không, bệnh nhân sẽ được tiếp oxy khoảng 5 phút sau khi bác sỹ tắt khí cười. Oxy giúp loại bỏ mọi khí còn lại trong cơ thể bệnh nhân. Điều này sẽ giúp họ lấy lại sự tỉnh táo sau các thủ tục. Nhận đủ oxy cũng có thể ngăn cơn đau đầu, một tác dụng phụ khác của khí cười.

Bệnh nhân có thể tự lái xe về nhà sau khi được nạp khí cười nhưng phải đợi cho đến khi hoàn toàn tỉnh táo, thường là khoảng 15 phút.

Trước khi dung nạp khí cười, hãy ăn bữa ăn nhẹ. Điều này có thể ngăn ngừa buồn nôn và nôn. Ngoài ra, tránh các bữa ăn nhiều đồ ăn trong ít nhất ba giờ sau khi nhận được khí.

Hãy cảnh giác với các dấu hiệu và triệu chứng phản ứng dị ứng sau khi hít khí cười. Những triệu chứng này có thể gồm: 

Cần có trợ giúp y tế ngay lập tức nếu có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng phản ứng dị ứng nào.

Tác dụng phụ lâu dài của khí cười là gì?

Khí khí cười dường như không gây tác dụng phụ lâu dài.

Tuy vậy, trong mọi trường hợp, hãy thông báo cho bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào sau khi nhận khí cười hoặc nếu gặp tác dụng phụ trong nhiều giờ hoặc vài ngày sau khi làm thủ thuật.

Hãy nhớ rằng mặc dù khí cười an toàn, song không phải bất kỳ ai cũng có thể dung nạp khí. Dựa trên lịch sử y tế, bác sĩ có thể xác định liệu đây có phải là phương pháp an thần thích hợp cho bạn hay không.

Bạn không thể sử dụng khí cười nếu:

Mặc dù chưa có tác dụng phụ lâu dài nào được phát hiện, việc lạm dụng khí cười hoặc tiếp xúc lâu dài trong môi trường làm việc có thể gây ra các biến chứng lâu dài, như thiếu vitamin B-12 hoặc thiếu máu. Thiếu vitamin B-12 nghiêm trọng có thể gây tổn thương thần kinh, dẫn đến ngứa ran hoặc tê ở ngón tay, ngón chân và chân tay.

Tác dụng phụ của nitơ oxit ở trẻ 

Khí cười cũng được sử dụng an toàn như một loại thuốc an toàn với trẻ mới biết đi và trẻ em. Tương tự như người lớn, trẻ em và trẻ mới biết đi sử dụng khí cười nitơ oxit có thể gặp các tác dụng phụ ngắn hạn, chẳng hạn như:

Trẻ cũng có thể hơi mất phương hướng và cáu kỉnh sau khi nhận khí. Một lần nữa, những hiệu ứng này nhanh chóng biến mất và không gây vấn đề lâu dài.


Mặc dù an toàn và được sử dụng trong y tế, nhưng dinitơ oxit cũng có nguy cơ nếu dùng quá liều.

Các triệu chứng quá liều khí cười là gì?

Mặc dù an toàn và được sử dụng trong y tế, nhưng dinitơ oxit cũng có nguy cơ nếu dùng quá liều. Điều này có thể xảy ra do tiếp xúc lâu dài hoặc do nhận quá nhiều khí.

Kết luận

Khí cười là một phương pháp an thần phổ biến trong y tế, an toàn, phù hợp cho cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên, có thể có tác dụng phụ sau khi sử dụng.

Hầu hết các tác dụng phụ đều nhẹ và không gây thiệt hại lâu dài. Nhưng trong trường hợp lạm dụng hoặc sử dụng sai chỉ định, khí cười có thể nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng.

Ngoài ra, không phải tất cả mọi người đều có thể sử dụng khí cười. Hãy thông báo cho bác sĩ về lịch sử y tế của bạn trước khi làm thủ thuật. Dựa trên các thông tin đó, bác sĩ có thể xác định xem bạn có có thể sử dụng phương pháp an thần này hay không.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất